Bình Định Xây Dựng Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Chuỗi

Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu được trang bị, đào tạo theo công nghệ hiện đại nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.
Những đội tàu này được trang bị đồng bộ thiết bị đánh bắt, bảo quản của Nhật Bản, sử dụng thùng xốp và đá ướp lạnh đạt chất lượng để bảo quản sản phẩm cá ngừ sau khai thác.
Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn lựa chọn ngư dân là chủ tàu và các thuyền viên tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự giác, thấy được lợi ích khi tham gia mô hình.
Sau khi đã lựa chọn ngư dân, xây dựng các đội tàu, Sở NN&PTNT cùng các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản cá ngừ theo quy trình kỹ thuật của Nhật Bản cho ngư dân.
Bình Định sẽ lựa chọn mỗi đội tàu thí điểm từ 1 - 2 thuyền viên và từ Công ty cổ phần thủy sản Bình Định 2 - 3 cán bộ kỹ thuật, đưa sang Nhật Bản tập huấn kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, phân loại và đánh giá chất lượng cá ngừ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu hai địa phương tham gia chương trình làm việc với các chủ tàu và ngư dân đang tham gia đội tàu thí điểm thực hiện mô hình khai thác, bảo quản, thu mua cá ngừ. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng chủ tàu khi tham gia mô hình và rút ra khỏi mô hình nếu chủ tàu không muốn tham gia nữa.
Ý kiến chỉ đạo này được rút ra từ kinh nghiệm 2 đợt đánh bắt, khai thác của mô hình khai thác, bảo quản, thu mua và xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản trong thời gian vừa qua khi kết quả thu được chưa đạt yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu là ngư dân vẫn tổ chức đánh bắt, khai thác theo thói quen cũ, không tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật trong khai thác, bảo quản nên chất lượng cá ngừ đánh bắt chưa đạt yêu cầu.
Trước đó vào ngày 8/8, lô cá ngừ đầu tiên đánh bắt theo quy trình mới của ngư dân Bình Định đã được đấu giá thành công tại Nhật Bản với mức giá tương đối cao.
Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng này chỉ sản xuất 3 tấn gạo hữu cơ mỗi năm, rất nhỏ bé so với mức 833 tấn gạo nhập vào Hong Kong mỗi ngày, nhưng giá loại gạo này cao gấp vài lần so với gạo thông thường.

Giống lúa được sử dụng có tên là Thảo Dược, được đưa từ Nghệ An sang. Kỹ thuật sản xuất lúa do ông Trọng trực tiếp hướng dẫn cho nông dân VN và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp Lào thực hiện.

Trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ X – Craft Viet 2014 (diễn ra từ ngày 11 – 15/9/2014), cuối tuần qua, BTC Hội chợ đã tổ chức Hội thảo “Vai trò của HTX tham gia chuỗi giá trị trong liên kết SX”.

Giá lúa tăng thêm 100-150 đ/kg so với tuần trước. Đối với các giống lúa chất lượng cao hạt dài có giá 5.050-5.100 đ/kg, tăng 300-500 đ/kg so với cùng kỳ năm 2013. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi được khoảng 1.000 đ/kg.

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, liên tục trong hơn hai tháng qua, giá lúa và tôm sú nguyên liệu trên địa bàn luôn ở mức khá cao có lợi cho nông dân mà còn kích thích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển.