Bình Định Xây Dựng Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Chuỗi

Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu được trang bị, đào tạo theo công nghệ hiện đại nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.
Những đội tàu này được trang bị đồng bộ thiết bị đánh bắt, bảo quản của Nhật Bản, sử dụng thùng xốp và đá ướp lạnh đạt chất lượng để bảo quản sản phẩm cá ngừ sau khai thác.
Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn lựa chọn ngư dân là chủ tàu và các thuyền viên tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự giác, thấy được lợi ích khi tham gia mô hình.
Sau khi đã lựa chọn ngư dân, xây dựng các đội tàu, Sở NN&PTNT cùng các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản cá ngừ theo quy trình kỹ thuật của Nhật Bản cho ngư dân.
Bình Định sẽ lựa chọn mỗi đội tàu thí điểm từ 1 - 2 thuyền viên và từ Công ty cổ phần thủy sản Bình Định 2 - 3 cán bộ kỹ thuật, đưa sang Nhật Bản tập huấn kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, phân loại và đánh giá chất lượng cá ngừ.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu hai địa phương tham gia chương trình làm việc với các chủ tàu và ngư dân đang tham gia đội tàu thí điểm thực hiện mô hình khai thác, bảo quản, thu mua cá ngừ. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng chủ tàu khi tham gia mô hình và rút ra khỏi mô hình nếu chủ tàu không muốn tham gia nữa.
Ý kiến chỉ đạo này được rút ra từ kinh nghiệm 2 đợt đánh bắt, khai thác của mô hình khai thác, bảo quản, thu mua và xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản trong thời gian vừa qua khi kết quả thu được chưa đạt yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu là ngư dân vẫn tổ chức đánh bắt, khai thác theo thói quen cũ, không tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật trong khai thác, bảo quản nên chất lượng cá ngừ đánh bắt chưa đạt yêu cầu.
Trước đó vào ngày 8/8, lô cá ngừ đầu tiên đánh bắt theo quy trình mới của ngư dân Bình Định đã được đấu giá thành công tại Nhật Bản với mức giá tương đối cao.
Có thể bạn quan tâm

gày 24.11, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ NNPTNT cho biết, từ ngày 10 đến 16.10, đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã thực hiện chuyến thanh tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản của Đài Loan (Trung Quốc) xuất khẩu vào Việt Nam.

Tin từ Sở NNPTNT Bắc Giang, năm 2016, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 150ha vải thiều theo quy trình GlobalGAP, tăng 50ha so với năm 2015.

Nhờ chăm chỉ, chịu khó và ham học hỏi, áp dụng những kiến thức, mô hình sản xuất hiệu quả, anh Lê Văn Lộc đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ vùng đất đồi gò tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) là người có nhiều thời gian nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp của nhiều nước tiên tiên, trong đó có Nhật Bản.

Qua kiểm tra các kiện hàng bắt được, nơi SX là Brazin, Italia, ngày SX có kiện hàng SX cách nay 6-10 năm, thậm chí có lô SX cách nay 20 năm, tất cả khi mở ra đều đã bốc mùi hôi thối không chịu nổi.