Bình Định Lắp Đặt 238 Thiết Bị Công Nghệ Movimar Cho Các Tàu Cá Khai Thác Xa Bờ

Bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Đến nay, đơn vị đã phối hợp với Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn tiến hành lắp đặt 238 thiết bị công nghệ Movimar (còn gọi là thiết bị quan sát tài cá qua vệ tinh) cho các tàu cá khai thác xa bờ trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định.
Việc hỗ trợ lắp đặt thiết bị công nghệ Movimar cho tàu cá khai thác xa bờ (mỗi thiết bị trị giá hơn 40 triệu đồng) nhằm quản lý thông tin hoạt động của tàu cá trên biển; giúp ngư dân tiếp nhận thông tin dự báo thời tiết nhanh, kịp thời, chính xác; hỗ trợ thuyền trưởng định vị chính xác ngư trường khai thác, tiết kiệm nguồn nhiên liệu; hỗ trợ trong công tác xác định tọa độ, vị trí khai thác, giúp công tác cứu hộ, cứu nạn được thuận lợi.
Từ nay đến cuối năm, cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ lắp đặt thêm 67 thiết bị Movimar cho các tàu cá khai thác xa bờ, chủ yếu là tàu cá khai thác cá ngừ đại dương.
Được biết, Dự án này được thực hiện bằng vốn ODA do Chính phủ Pháp tài trợ miễn phí cho ngư dân các tỉnh, thành ven biển trong cả nước, với tổng trị giá 13,9 triệu euro.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.