Bình Định Ký Kết Hợp Đồng Tiêu Thụ Cá Ngừ Đại Dương Với Tập Đoàn Kato Office (Nhật Bản)

Chiều 5.8, Đoàn công tác thủy sản Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Hội trưởng Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Kan Sai dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Bình Định, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFSCO) để bàn biện pháp khai thác, bảo quản và xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà đã tiếp và làm việc với đoàn.
Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, sau khi tiếp nhận và lắp đặt các bộ thiết bị công nghệ câu cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản được tỉnh hỗ trợ, 5 tàu cá của ngư dân xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) đã tổ chức 2 chuyến đi biển khai thác cá ngừ đại dương. Riêng chuyến biển từ ngày 15.7 đến nay, 4 tàu cá đã khai thác được 54 con.
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình Định, cho biết: Công ty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm của ngư dân và sẽ phối hợp với chuyên gia thủy sản của Nhật Bản đánh giá chất lượng cá. 6 giờ sáng 6.8, số lượng cá nói trên được bốc dỡ đưa về Công ty để bảo quản và vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh, ngày 8.8 sản phẩm cá ngừ đảm bảo yêu cầu sẽ có mặt tại Nhật Bản.
Ông Hitoshi Kato- Hội trưởng Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Ka Sai và ông Hirosuke Kato- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kato Office, cho rằng chất lượng cá ngừ chuyến biển đầu tiên giới thiệu tại thị trường Nhật Bản phải thật sự ấn tượng. Nếu chất lượng cá ngừ tốt thì việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Nhật Bản sẽ dễ dàng. Bởi vậy, Tập đoàn Kato Office và BIDIFSCO đánh giá kỹ chất lượng sản phẩm ngay từ đầu và cùng nhau bàn bạc phương án thu mua, xuất khẩu phù hợp.
Ông Hitoshi Kato mong muốn ngư dân tiếp tục duy trì và áp dụng bộ thiết bị câu cá ngừ của Nhật Bản trên diện rộng. Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Kan Sai sẽ phối hợp với tỉnh Bình Định tạo dựng thương hiệu cá ngừ Bình Định tại Nhật Bản… Sau đó, Đại diện Tập đoàn Kato Office đã ký kết hợp đồng tiêu thụ cá ngừ đại dương với BIDIFSCO.
Có thể bạn quan tâm

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Ninh có diện tích đất tự nhiên là 16.723,26ha, đất đồi gò và đất vườn chiếm 62,49% (5250,8ha). Đất đai ở đây phần lớn là đồi thấp chủ yếu được trồng bạch đàn. Tuy nhiên, sau một vài chu kỳ sản xuất bạch đàn, đất đai trở nên cằn cỗi, khó có thể canh tác các loại cây trồng khác.

Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.

Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè phân bố trên 9 xã, thị trấn và 110 cơ sở chế biến chè mi ni (công suất dưới 500kg chè búp/ngày) tập trung ở một số xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…

Về Minh Tiến, huyện Đoan Hùng lần này chúng tôi thấy nhiều hộ dân treo biển thông báo bán cây đinh lăng giống. Qua tìm hiểu với chính quyền địa phương được biết, từ vài năm gần đây, nhiều hộ dân trồng cây đinh lăng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là bệnh cúm ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây nhiễm sang người…