Bình Định Hỗ Trợ Ngư Dân Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đang triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ và giá trị kinh tế cho ngư dân.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, ông Lê Hữu Lộc, cho biết tỉnh đang làm thủ tục mua năm giàn câu từ Nhật Bản để hỗ trợ cho ngư dân.
Theo phương pháp này, sau khi cá ngừ đại dương mắc câu, thay vì phải kéo tay, móc cần, dùng búa đập đầu cá thì ngư dân sẽ kéo câu bằng môtơ, châm điện làm cá bị tê liệt nhanh và tiến hành sơ chế, lấy ruột tại chỗ trước khi ướp đá.
Toàn bộ sản lượng đánh bắt được theo phương pháp này sẽ được phía Nhật Bản tiêu thụ hết với điều kiện cá được đưa vào bờ chỉ sau chín ngày trên biển.
Hiện tại, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định là đơn vị sẵn sàng thu mua cá ngừ đại dương đánh bắt theo phương pháp Nhật Bản với giá ban đầu cao hơn ít nhất 20% so với giá cá câu bằng hình thức khác vào cùng thời điểm. Sản phẩm sẽ được chuyển sang Nhật Bản trong thời gian ngắn nhất bằng đường hàng không.
Theo ông Lê Hữu Lộc, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đánh bắt cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao nhất khoảng 30.000 tấn/năm, là không “thấm tháp vào đâu” so với nhu cầu tại thị trường Nhật Bản. Nếu cả ba tỉnh đều áp dụng phương pháp câu mới, cá đạt chất lượng thì phía Nhật Bản sẵn sàng tiêu thụ toàn bộ.
Lâu nay, ngư dân tỉnh Bình Định áp dụng phương pháp câu tay dùng đèn cao áp, thời gian trên biển khoảng nửa tháng. Riêng tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, ngư dân áp dụng phương pháp câu giàn thì thời gian chuyến biến lên tới một tháng. Do đó, chất lượng cá ngừ bị giảm sút.
Phía Nhật Bản đã tiếp nhận và hướng dẫn phương pháp câu, sơ chế cá ngừ đại dương cho bốn cán bộ thủy sản tỉnh Bình Định để phổ biến lại cho ngư dân.
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đã chọn ra năm tàu của ngư dân đầu tiên tại huyện Hoài Nhơn để tham gia thực hiện chương trình này và đã tập huấn cho ngư dân. Mỗi tàu được hỗ trợ một giàn câu trị giá 200 triệu đồng, cùng với 50 triệu đồng để hoán cải các hầm chứa trên tàu đủ tiêu chuẩn.
Có thể bạn quan tâm

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.

Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.