Bình Định Hỗ Trợ Ngư Dân Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đang triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ và giá trị kinh tế cho ngư dân.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, ông Lê Hữu Lộc, cho biết tỉnh đang làm thủ tục mua năm giàn câu từ Nhật Bản để hỗ trợ cho ngư dân.
Theo phương pháp này, sau khi cá ngừ đại dương mắc câu, thay vì phải kéo tay, móc cần, dùng búa đập đầu cá thì ngư dân sẽ kéo câu bằng môtơ, châm điện làm cá bị tê liệt nhanh và tiến hành sơ chế, lấy ruột tại chỗ trước khi ướp đá.
Toàn bộ sản lượng đánh bắt được theo phương pháp này sẽ được phía Nhật Bản tiêu thụ hết với điều kiện cá được đưa vào bờ chỉ sau chín ngày trên biển.
Hiện tại, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định là đơn vị sẵn sàng thu mua cá ngừ đại dương đánh bắt theo phương pháp Nhật Bản với giá ban đầu cao hơn ít nhất 20% so với giá cá câu bằng hình thức khác vào cùng thời điểm. Sản phẩm sẽ được chuyển sang Nhật Bản trong thời gian ngắn nhất bằng đường hàng không.
Theo ông Lê Hữu Lộc, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đánh bắt cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao nhất khoảng 30.000 tấn/năm, là không “thấm tháp vào đâu” so với nhu cầu tại thị trường Nhật Bản. Nếu cả ba tỉnh đều áp dụng phương pháp câu mới, cá đạt chất lượng thì phía Nhật Bản sẵn sàng tiêu thụ toàn bộ.
Lâu nay, ngư dân tỉnh Bình Định áp dụng phương pháp câu tay dùng đèn cao áp, thời gian trên biển khoảng nửa tháng. Riêng tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, ngư dân áp dụng phương pháp câu giàn thì thời gian chuyến biến lên tới một tháng. Do đó, chất lượng cá ngừ bị giảm sút.
Phía Nhật Bản đã tiếp nhận và hướng dẫn phương pháp câu, sơ chế cá ngừ đại dương cho bốn cán bộ thủy sản tỉnh Bình Định để phổ biến lại cho ngư dân.
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đã chọn ra năm tàu của ngư dân đầu tiên tại huyện Hoài Nhơn để tham gia thực hiện chương trình này và đã tập huấn cho ngư dân. Mỗi tàu được hỗ trợ một giàn câu trị giá 200 triệu đồng, cùng với 50 triệu đồng để hoán cải các hầm chứa trên tàu đủ tiêu chuẩn.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 5-6 tuần bám biển, hàng trăm chuyến tàu của ngư dân Cà Mau cập bến đều đầy ắp cá khoai, mỗi chuyến đạt 500-1.500kg.

Công ty CP đầu tư nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm ITA-RICE (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) vừa được nhận chứng nhận hệ thống thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP) cho dự án trồng lúa tại Long An.

Liên quan đến thời hạn giao đất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Chinh - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho rằng, không phải là nới thêm 20 năm mà cần giao đất nông nghiệp vĩnh viễn cho nông dân...

Đệm lót lên men là công nghệ mới được ngành chăn nuôi heo và gia cầm ở Đồng Tháp áp dụng đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn, ít tốn công chăm sóc, tăng lợi nhuận cho nông hộ.

Để có đàn giống tốt phục vụ cho nuôi thương phẩm, cần đặc biệt chú trọng đến khâu ương nuôi từ giai đoạn cá bột cho tới cá giống.