Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao

Theo đó, địa điểm đầu tư dự án được thực hiện trên địa bàn 4 huyện: Vân Canh, Hoài Nhơn, An Lão và Hoài Ân với quy mô tổng diện tích dự án khoảng 5.080 ha đất. Cụ thể: Xã Hoài Sơn và xã Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn) khoảng 680 ha; xã An Hưng (huyện An Lão) khoảng 600 ha; xã Dak Mang (huyện Hoài Ân) khoảng 2.500 ha; các xã Canh Liên, Canh Thuận và Canh Hòa (huyện Vân Canh) khoảng 1.300 ha.
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng, quy mô 100 ngàn con bò (bò giống 40.000 con, bò thịt 60.000 con) và là dự án có quy mô đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi ở Bình Định tại thời điểm hiện nay. Dự án dự kiến bắt đầu triển khai và đi vào kinh doanh ngay trong năm 2015.
Công ty dự kiến nhập bò Brahman từ Úc. Đây là giống bò có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Những năm đầu, công ty sẽ nhập đồng thời bò cái mang thai để sinh sản và bê con để nuôi vỗ béo. Những năm tiếp theo, công ty sẽ tự phối giống để chủ động nguồn bê con nuôi vỗ béo.
Giống cỏ mà Công ty Cổ phần Đầu tư chăn nuôi Bình Hà sử dụng để trồng là cỏ voi Packchong 1. Đây là giống cỏ lai giữa Giant King Grass và giống cỏ địa phương Thái Lan, thích hợp với nhiều loại đất, thời gian lưu gốc từ 8 - 10 năm.
Giống cỏ này có ưu điểm vượt trội so với các loại cỏ thông thường vì cho năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng dinh dưỡng rất cao, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hóa cao. Bên cạnh đó, cỏ Pakchong 1 có khả năng chịu rét, chịu hạn, chống gió tốt , chống xói mòn hiệu quả, là loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao. Trong khâu trồng cỏ, công ty sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để trồng cỏ nuôi bò, giúp cỏ phát triển quanh năm mà không phụ thuộc vào thời tiết.
Có thể bạn quan tâm

Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, riêng đối với lĩnh vực thủy sản hầu hết diện tích nuôi trồng đều bị ngập, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.