Bình Định đầu tư hơn 6.254 tỉ đồng thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

Mục tiêu tỉnh ta đề ra quy mô đàn bò năm 2015 đạt 260 ngàn con, đến năm năm 2020 đạt 520 ngàn con, trong đó đàn bò lai trong nông hộ 320 ngàn con, đàn bò nuôi trong các doanh nghiệp 200 ngàn con. Tỉ lệ bò lai năm 2015 chiếm 78,5% so với tổng đàn; tỉ lệ bò thịt chất lượng cao năm 2016 chiếm 5,9% tổng đàn bò lai.
Đến năm 2020, tỉ lệ bò lai và bò ngoại thuần đạt 93,8% tổng đàn, tỉ lệ bò lai của tổng đàn bò nuôi trong nông hộ chiếm 90% và tỉ lệ bò thịt chất lượng cao chiếm 16,3% so với tổng đàn bò lai. Sản lượng bò thịt xuất chuồng năm 2015 đạt 31.849 tấn đến năm 2020 đạt 48.405 tấn.
Hiệu quả kinh tế do đề án mang lại trong giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 3.823 tỉ đồng (bò thịt chất lượng cao đạt 1.714 tỉ đồng, bò lai Zebu và Drought maste đạt 2.109 tỉ đồng). Thực hiện đề án nói trên cũng sẽ tạo việc làm cho khoảng 11.000 lao động, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp ngành chức năng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đề án. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với các địa phương thực hiện đề án đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?

Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.

Ca cao đang đứng trước “thời cơ vàng” để phát triển, khi dự báo nhu cầu sử dụng hạt tại nhiều nước phục vụ chế biến vào năm 2020 lên khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên, trồng như thế nào, diện tích bao nhiêu và tiêu thụ ở đâu,… là những vấn đề đặt ra.

Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.