Bình Định Đảm Bảo Nguồn Cung Phân Bón Chất Lượng

Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực điều tiết nguồn hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước thì nguồn cung vẫn dồi dào, không có hiện tượng sốt hàng, sốt giá như mọi năm.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT Bình Định, vụ Đông Xuân 2014-2015, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 47.156ha lúa. Nhu cầu sử dụng phân bón của cả tỉnh ước khoảng 84 ngàn tấn, trong đó urea và NPK chiếm khoảng 60%. Thời điểm đầu vụ sản xuất, khảo sát tại các đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh, giá các loại phân bón khá ổn định và giảm nhiều so với đầu vụ Đông Xuân 2013-2014, đặc biệt là phân ure, kali.
Theo Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central), doanh nghiệp hiện cung ứng khoảng 75% thị phần phân đạm trên thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhu cầu sử dụng phân bón hiện tại không nhiều do nông dân chưa vào chính vụ sản xuất, dự kiến giao dịch sẽ tăng mạnh vào tháng 12 tới. Thời điểm này, PVFCCo Central đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng có chất lượng cung ứng cho nông dân các tỉnh khu vực miền Trung trên 100.000 tấn, riêng thị trường Bình Định khoảng 10.000 tấn; đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà nông dân cho vụ Đông Xuân năm nay.
Giá một số loại phân bón tại các Đại lý cấp 1 ở TP. Quy Nhơn đang ổn định ở mức thấp, cụ thể: phân ure Phú Mỹ từ 7.900 - 7.950 đồng/kg; ure Indonesia 7.500 - 7.700 đồng/kg; kali Belarus 7.520 đồng/kg; kali Phú Mỹ 7.350 đồng/kg; NPK Phú Mỹ: 10.300 đồng/kg; lân Văn Điển 2.900 - 2.950 đồng/kg; SA Nhật: 3.600 - 3.650 đồng/kg (Nguồn: Agro Monitor ngày 19.11.2014).
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Binh-Dinh-Dam-bao-nguon-cung-phan-bon-chat-luong-108-48376.html
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

Năm nay, khô hạn khắc nghiệt hơn hẳn mọi năm khiến sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Vừa qua, hàng trăm hécta mía ở xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) cùng một vài nơi khác cháy rụi khiến nông dân càng bất an, lo lắng.

Vụ xoài năm nay, nhiều chủ vườn đang lao đao khi giống xoài canh nông chủ lực của Cam Lâm (Khánh Hòa) đang bị sâu bệnh gây hại trên 70% tổng diện tích…