Bình Định Đảm Bảo Nguồn Cung Phân Bón Chất Lượng

Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực điều tiết nguồn hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước thì nguồn cung vẫn dồi dào, không có hiện tượng sốt hàng, sốt giá như mọi năm.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT Bình Định, vụ Đông Xuân 2014-2015, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 47.156ha lúa. Nhu cầu sử dụng phân bón của cả tỉnh ước khoảng 84 ngàn tấn, trong đó urea và NPK chiếm khoảng 60%. Thời điểm đầu vụ sản xuất, khảo sát tại các đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh, giá các loại phân bón khá ổn định và giảm nhiều so với đầu vụ Đông Xuân 2013-2014, đặc biệt là phân ure, kali.
Theo Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central), doanh nghiệp hiện cung ứng khoảng 75% thị phần phân đạm trên thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhu cầu sử dụng phân bón hiện tại không nhiều do nông dân chưa vào chính vụ sản xuất, dự kiến giao dịch sẽ tăng mạnh vào tháng 12 tới. Thời điểm này, PVFCCo Central đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng có chất lượng cung ứng cho nông dân các tỉnh khu vực miền Trung trên 100.000 tấn, riêng thị trường Bình Định khoảng 10.000 tấn; đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà nông dân cho vụ Đông Xuân năm nay.
Giá một số loại phân bón tại các Đại lý cấp 1 ở TP. Quy Nhơn đang ổn định ở mức thấp, cụ thể: phân ure Phú Mỹ từ 7.900 - 7.950 đồng/kg; ure Indonesia 7.500 - 7.700 đồng/kg; kali Belarus 7.520 đồng/kg; kali Phú Mỹ 7.350 đồng/kg; NPK Phú Mỹ: 10.300 đồng/kg; lân Văn Điển 2.900 - 2.950 đồng/kg; SA Nhật: 3.600 - 3.650 đồng/kg (Nguồn: Agro Monitor ngày 19.11.2014).
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Binh-Dinh-Dam-bao-nguon-cung-phan-bon-chat-luong-108-48376.html
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….

Nếu như trước đây, huyện Con Cuông (Nghệ An) rộ lên phong trào làm đường giao thông nông thôn thì năm 2013, mũi nhọn được xác định là thực hiện các mô hình kinh tế hộ. Hiện nay, nuôi bò sinh sản ở xã Chi Khê và nuôi vịt bầu Quỳ ở xã Mậu Đức là những mô hình đem lại hiệu quả...

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 7 cơ sở sản xuất, dịch vụ tôm giống. Hàng năm các cơ sở này sản xuất khoảng 872,9 triệu và dịch vụ 202,3 triệu con tôm giống phục vụ cho nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh.

Giá nghêu thương phẩm ở vùng nuôi nghêu xuất khẩu ven biển thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang có giá cao, nông dân nuôi nghêu rất phấn khởi.

Từ năm 1995, định cư tại ấp Phước Xuân, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), ông Nguyễn Hữu Thành bắt đầu trở lại với nghề nuôi ong.