Bình Định Đảm Bảo Nguồn Cung Phân Bón Chất Lượng

Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực điều tiết nguồn hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước thì nguồn cung vẫn dồi dào, không có hiện tượng sốt hàng, sốt giá như mọi năm.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT Bình Định, vụ Đông Xuân 2014-2015, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 47.156ha lúa. Nhu cầu sử dụng phân bón của cả tỉnh ước khoảng 84 ngàn tấn, trong đó urea và NPK chiếm khoảng 60%. Thời điểm đầu vụ sản xuất, khảo sát tại các đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh, giá các loại phân bón khá ổn định và giảm nhiều so với đầu vụ Đông Xuân 2013-2014, đặc biệt là phân ure, kali.
Theo Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central), doanh nghiệp hiện cung ứng khoảng 75% thị phần phân đạm trên thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhu cầu sử dụng phân bón hiện tại không nhiều do nông dân chưa vào chính vụ sản xuất, dự kiến giao dịch sẽ tăng mạnh vào tháng 12 tới. Thời điểm này, PVFCCo Central đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng có chất lượng cung ứng cho nông dân các tỉnh khu vực miền Trung trên 100.000 tấn, riêng thị trường Bình Định khoảng 10.000 tấn; đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà nông dân cho vụ Đông Xuân năm nay.
Giá một số loại phân bón tại các Đại lý cấp 1 ở TP. Quy Nhơn đang ổn định ở mức thấp, cụ thể: phân ure Phú Mỹ từ 7.900 - 7.950 đồng/kg; ure Indonesia 7.500 - 7.700 đồng/kg; kali Belarus 7.520 đồng/kg; kali Phú Mỹ 7.350 đồng/kg; NPK Phú Mỹ: 10.300 đồng/kg; lân Văn Điển 2.900 - 2.950 đồng/kg; SA Nhật: 3.600 - 3.650 đồng/kg (Nguồn: Agro Monitor ngày 19.11.2014).
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Binh-Dinh-Dam-bao-nguon-cung-phan-bon-chat-luong-108-48376.html
Có thể bạn quan tâm

Thiếu vốn sản xuất, khó mở rộng mặt bằng, đầu ra chưa ổn định là ba khó khăn lớn nhất mà người chăn nuôi ngoại thành đang gặp phải hiện nay.

Từ đầu năm đến nay, nhiều vùng nuôi tôm của tỉnh Phú Yên xảy ra dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Hiện thời tiết ngày càng nắng gắt, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng ở tôm nuôi rất cao, người nuôi cần tăng cường phòng và trị bệnh.

Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.

Hơn 2 tháng qua, ở Bạc Liêu xuất hiện nhiều thương lái lùng sục từng nhà dân tìm mua cá sấu loại từ 2 - 5kg khiến loại cá này hút hàng và tăng giá bất thường. Theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, đây có thể là chiêu trò phá hoại kinh tế của thương lái Trung Quốc. Người gây nuôi cá sấu nếu không tỉnh táo sẽ sập bẫy khiến cho thị trường cá sấu bị lũng đoạn, kéo theo sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.

Sau những ngày nắng nóng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa, ảnh hưởng rất lớn đến việc tôm nuôi. Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân cần chủ động các biện pháp nhằm ổn định môi trường nước phục vụ sản xuất.