Bình Đại Khởi Động Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Thủy Sản Tập Trung

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung của huyện Bình Đại sẽ được triển khai thực hiện từ nay đến năm 2016, quy mô của dự án gồm: nạo vét 12 tuyến kênh tại 2 xã Đại Hòa Lộc và Thạnh Phước với chiều dài 14,7 km. Xây dựng mới cầu Giồng Cui tải trọng 8 tấn, nâng cấp và trãi bê tông 6 tuyến đường tại 2 xã Đại Hòa Lộc và Thạnh Trị với chiều dài trên 11,3 km. Tổng mức đầu tư của dự án là 54,2 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình phát triển hạ tầng nuôi thủy sản theo quyết định số 332 ngày 3 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung huyện Bình Đại khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ kiểm soát được nguồn nước mặn cung cấp cho nuôi tôm và các loại thủy sản khác, tăng cường khả năng tiêu thoát nước, chủ động cung cấp nước, cải thiện môi trường nuôi, đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực nuôi trồng thủy sản, từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản tập trung cũng như lưu thông hàng hóa trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).

Rau muống là loại rau khá dễ trồng và thị trường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn nên thời gian qua nhiều nông dân chuyên canh trồng rau muống trên địa bàn TP Cần Thơ đã có được thu nhập khá từ loại cây trồng này.

Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.

Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.