Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa

Huyện ủy, UBND huyện Bình Đại (Bến Tre) vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa.
Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện khá tốt Chỉ thị số 05 của Huyện ủy. Ban chỉ đạo, Tổ xử lý, Tổ giúp việc huyện quan tâm đôn đốc, tăng cường tuyên truyền, vận động ngăn chặn và xử lý nên bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định; phối hợp với các xã tổ chức xử lý một số trường hợp phát sinh. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức, chấp hành chủ trương của Huyện ủy.
Đến nay, tình trạng đào ao nuôi tôm ở các xã trong vùng quy hoạch ngọt hóa cơ bản dừng lại, các phương tiện tham gia đào đất có giảm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không chấp hành, còn thuê phương tiện hoặc dùng công cụ thủ công để đào ao, khoan giếng.
Tổ xử lý đã phát hiện và lập biên bản xử lý, ngăn chặn 5 hộ, ở các xã: Lộc Thuận, Phú Vang, Vang Quới Đông và Bình Thới; đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp ở xã Long Hòa và Long Định đã thực hiện hành vi thả giống tôm biển để nuôi trong vùng ngọt hóa, đang củng cố hồ sơ ra quyết định xử phạt theo quy định.
Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Quang Triệu - Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng Ban chỉ đạo, yêu cầu ban chỉ đạo từ huyện đến xã tiếp tục lãnh đạo học tập, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05 của Huyện ủy; tổ xử lý tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng và địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, ngăn chặn, kiên quyết không để phát sinh hộ dân đào ao mới, tăng cường kiểm soát các phương tiện đào ao, khoan giếng nước mặn để nuôi tôm trong vùng ngọt hóa, nhằm bảo vệ vùng quy hoạch của huyện, tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại

8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.

Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.