Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa

Huyện ủy, UBND huyện Bình Đại (Bến Tre) vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa.
Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện khá tốt Chỉ thị số 05 của Huyện ủy. Ban chỉ đạo, Tổ xử lý, Tổ giúp việc huyện quan tâm đôn đốc, tăng cường tuyên truyền, vận động ngăn chặn và xử lý nên bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định; phối hợp với các xã tổ chức xử lý một số trường hợp phát sinh. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức, chấp hành chủ trương của Huyện ủy.
Đến nay, tình trạng đào ao nuôi tôm ở các xã trong vùng quy hoạch ngọt hóa cơ bản dừng lại, các phương tiện tham gia đào đất có giảm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không chấp hành, còn thuê phương tiện hoặc dùng công cụ thủ công để đào ao, khoan giếng.
Tổ xử lý đã phát hiện và lập biên bản xử lý, ngăn chặn 5 hộ, ở các xã: Lộc Thuận, Phú Vang, Vang Quới Đông và Bình Thới; đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp ở xã Long Hòa và Long Định đã thực hiện hành vi thả giống tôm biển để nuôi trong vùng ngọt hóa, đang củng cố hồ sơ ra quyết định xử phạt theo quy định.
Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Quang Triệu - Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng Ban chỉ đạo, yêu cầu ban chỉ đạo từ huyện đến xã tiếp tục lãnh đạo học tập, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05 của Huyện ủy; tổ xử lý tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng và địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, ngăn chặn, kiên quyết không để phát sinh hộ dân đào ao mới, tăng cường kiểm soát các phương tiện đào ao, khoan giếng nước mặn để nuôi tôm trong vùng ngọt hóa, nhằm bảo vệ vùng quy hoạch của huyện, tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, diện tích cá nuôi chủ yếu là cá lóc, cá rô, cá trê, cá tra, sặc rằn… trên địa bàn tỉnh từ 10.658ha năm 2013, giảm xuống còn 8.038ha năm 2014, kéo theo sản lượng cá giảm khoảng hơn 6.000 tấn các loại. Nguyên nhân diện tích sụt giảm là do giá cá năm 2013 không cao, cộng thêm giá thức ăn đứng ở mức cao nên người nuôi không có lãi, làm cho hộ nuôi giảm đáng kể.

Tình hình nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống được giữ vững. Năm 2014, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5 ha.

Anh Nguyễn Văn Mỹ, ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa) hiện có 12 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau khi thu hoạch tôm, đến mùa mưa anh nuôi tiếp vụ cua, năm nay anh thu gần 900 triệu đồng.

UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH De Heus– Hà Lan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm thủy sản và thành lập chi nhánh R&D (Research & Development) Công ty TNHH De Heus tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An (Mang Thít), với tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.