Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa

Huyện ủy, UBND huyện Bình Đại (Bến Tre) vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa.
Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện khá tốt Chỉ thị số 05 của Huyện ủy. Ban chỉ đạo, Tổ xử lý, Tổ giúp việc huyện quan tâm đôn đốc, tăng cường tuyên truyền, vận động ngăn chặn và xử lý nên bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định; phối hợp với các xã tổ chức xử lý một số trường hợp phát sinh. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức, chấp hành chủ trương của Huyện ủy.
Đến nay, tình trạng đào ao nuôi tôm ở các xã trong vùng quy hoạch ngọt hóa cơ bản dừng lại, các phương tiện tham gia đào đất có giảm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không chấp hành, còn thuê phương tiện hoặc dùng công cụ thủ công để đào ao, khoan giếng.
Tổ xử lý đã phát hiện và lập biên bản xử lý, ngăn chặn 5 hộ, ở các xã: Lộc Thuận, Phú Vang, Vang Quới Đông và Bình Thới; đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp ở xã Long Hòa và Long Định đã thực hiện hành vi thả giống tôm biển để nuôi trong vùng ngọt hóa, đang củng cố hồ sơ ra quyết định xử phạt theo quy định.
Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Quang Triệu - Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng Ban chỉ đạo, yêu cầu ban chỉ đạo từ huyện đến xã tiếp tục lãnh đạo học tập, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05 của Huyện ủy; tổ xử lý tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng và địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, ngăn chặn, kiên quyết không để phát sinh hộ dân đào ao mới, tăng cường kiểm soát các phương tiện đào ao, khoan giếng nước mặn để nuôi tôm trong vùng ngọt hóa, nhằm bảo vệ vùng quy hoạch của huyện, tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nam bộ bao gồm 21 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước. Gần đây, sản xuất trái cây ở Nam bộ có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.

Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.