Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biết Trồng Tiêu, Thoải Mái Chi Tiêu!

Biết Trồng Tiêu, Thoải Mái Chi Tiêu!
Ngày đăng: 24/02/2014

Từ một người lính Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 1969, quê ở xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đến Tây Nguyên lập nghiệp và đã trở thành triệu phú nhờ trồng cây tiêu.

Trải qua đủ “công, nông, binh”

Năm 1991, anh rời quân ngũ trở về quê Bắc Ninh lập gia đình. Sau nhiều năm bươn chải làm ăn ở quê nhà, nền kinh tế gia đình vẫn không khá lên được, cái nghèo cứ bám lấy đôi vợ chồng trẻ không dứt ra được. Trước sự bế tắc của cuộc sống, tình cờ anh nghe được thông tin từ báo, đài nói về chuyện làm giàu trên đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, năm 1998, anh dắt díu vợ con lên vùng đất lạ lập nghiệp, nay là thôn Tam Thủy, xã Ia Rvê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Thuở ấy, đất ở Tây Nguyên còn rẻ, chỉ trên 5 triệu đồng là có được 1ha đất để canh tác. Anh mua 1,2ha đất, vừa trồng hoa màu, vừa học hỏi cách để trồng cà phê, lại phải vừa làm công nhân của công ty cao su huyện Chư Sê. Cái khổ của đôi vợ chồng trẻ và 2 đứa con thơ khó mà nói hết bằng lời, cứ 3 giờ sáng, anh chị lại từ giã các con thơ đang còn yên giấc nồng, đèo nhau trên chiếc xe đạp cà tàng, vượt gần 20 km đường lầy lội, trơn trược để đến khu vực cạo mủ cao su, 9 giờ sáng họ lại trở về nhà và bắt đầu với “cuộc chiến” thoát nghèo của mình, đôi lúc bát cơm của họ chan đầy nước mưa.

Đến nay, anh Chiến đã có 2.200 trụ tiêu, 2ha cà phê đang ở tuổi kinh doanh. Năm 2011, anh thu được 11 tấn cà phê nhân, 5 tấn tiêu; trừ chi phí mỗi năm có thu gần 1 tỷ đồng.

Cuộc sống của gia đình anh cứ thế trôi đi, mãi đến năm 2003, anh mua thêm được 2ha đất. Cũng năm ấy, vợ chồng anh từ giã nghề làm công nhân cao su về làm nông dân và tham gia vào hội viên Hội Nông dân huyện Chư Prông. Anh Chiến được vay tín chấp từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 triệu đồng, cộng thêm tiền tích góp bấy lâu, anh gầy dựng được 200 trụ tiêu.

Tưởng đâu cuộc sống cứ thế mà khá lên, nào ngờ thời điểm đó giá các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu... rớt xuống mức thê thảm. Anh thì đang còn “chân ướt, chân ráo” với cây công nghiệp, trồng tiêu thì tiêu tự tìm đất mà xuống, trồng cà phê thì cà phê không chịu cho ra trái. Đứng trước vô vàn khó khăn, vợ anh đã nhiều lần khuyên anh nên bỏ mộng làm giàu ở Tây Nguyên, trở về quê hương với số phận đã được an bài. Nhưng anh không chịu khuất phục trước số phận.

Kiến thức làm nên tỷ phú

Là hội viên Hội Nông dân, anh được các cấp hội tạo điều kiện cho đi tham quan học hỏi các mô hình làm ăm kinh tế đạt hiệu quả, đi tham dự các lớp tập huấn, hội thảo… Nắm được kiến thức, anh như được tiếp thêm sức mạnh, nên bắt đầu cải tạo, đầu tư lại vườn cà phê và tiêu của mình.

Anh Chiến tâm sự: “Trước kia, mình thấy người ta trồng cà phê, tiêu thì mình cũng trồng mà không đạt hiệu quả. Từ khi tôi được tham dự các lớp tập huấn, đặc biệt là các buổi hội thảo do Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức, thấy rất hiệu quả đối với bà con nông dân chúng tôi. Vườn cà phê 2 ha của tôi mỗi năm đạt 11 tấn nhân là nhờ sử dụng phân bón đúng cách và khoa học của công ty này”.

Năm 2005, anh dựng được 1.000 trụ tiêu, cứ thế mỗi năm tích góp được bao nhiêu là anh củng cố thêm cho trang trại mình. Đến bây giờ anh đã có trong tay 2.200 trụ tiêu, 2ha cà phê đang ở tuổi kinh doanh. Năm 2011, anh thu được 11 tấn cà phê nhân, 5 tấn tiêu; trừ chi phí mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng. Dự kiến năm 2013 trở đi, vườn tiêu sẽ cho năng suất từ 7 tấn trở lên/năm, thu nhập bình quân đạt trên 1 tỷ đồng/năm từ cà phê, tiêu và cửa hàng bách hóa lớn mới mở ở xã.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mướp Đắng Lai F1 Cho Thu Nhập Cao Trồng Mướp Đắng Lai F1 Cho Thu Nhập Cao

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

26/06/2014
Vùng Đất Chuối Tân Long Vùng Đất Chuối Tân Long

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

27/11/2014
Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

26/06/2014
Tam Bình Phát Triển Thương Hiệu Cam Sành Tam Bình Phát Triển Thương Hiệu Cam Sành

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

26/06/2014
Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

27/11/2014