Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê

Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê
Ngày đăng: 01/04/2014

Nhận thấy ở địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển đàn gia súc, nhất là nuôi dê, đầu năm 2011, anh Nguyễn Trí Thường, thôn Tuấn Sơn, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi dê từ một số mô hình trong, ngoài tỉnh.

Sau khi nắm được kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, anh Thường đầu tư 160 triệu đồng mua 30 con dê giống lai Bách Thảo từ Trại giống Ba Vì (TP Hà Nội) về nuôi.

Sau 3 năm, trừ số dê bán thương phẩm, hiện đàn dê lai của gia đình có hơn 70 con, trong đó hơn 40 con cái sinh sản, 2 con dê bố. Với giá 130 nghìn đồng/kg dê thương phẩm và 200 nghìn đồng/kg dê giống, đàn dê của anh Thường có tổng trị giá gần 300 triệu đồng. Anh Thường phấn khởi: Nuôi dê không tốn kém lại cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Dê lai Bách Thảo có khả năng sinh trưởng tốt, con trưởng thành nặng tới 70 kg. Thông thường mỗi con dê cái hai năm sinh sản ba lứa, trung bình mỗi lứa hai con.

Tính từ khi dê mới sinh, nếu nuôi thương phẩm chỉ trong 6 tháng đạt từ 30 - 35 kg và được xuất chuồng, trong khi không tốn nhiều công lao động. Để nuôi cả đàn dê hơn 70 con, gia đình anh Thường chỉ bố trí một lao động chăn thả. Chuồng nuôi phải luôn khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Cùng đó, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn dê.

Bên cạnh dê lai Bách Thảo, ở Biên Sơn hiện nay có hàng chục hộ nuôi dê ta (dê cỏ) cho hiệu quả kinh tế khá. Tiêu biểu như gia đình các ông, bà: Trần Đình Quảng, Phùng Thị Sít (thôn Dọc Song), Trần Thế Giảng, Nguyễn Trí Chiến (thôn Tuấn Sơn)… Mỗi hộ thường xuyên nuôi từ 10 - 20 con dê mang lại nguồn thu hàng chục triệu đồng/năm.

Ông Vô Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Biên Sơn khẳng định: Do địa bàn xã chủ yếu là đồi núi và có nhiều cánh đồng cỏ rộng nên Biên Sơn có điều kiện thuận lợi phát triển đàn dê. Hơn nữa, nuôi loại gia súc này không cần vốn đầu tư ban đầu lớn; thị trường tiêu thụ dê thương phẩm ổn định nên nhiều hộ dần tăng quy mô, số lượng đàn.

Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm này, đàn dê của Biên Sơn có 1.570 con, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Nuôi dê đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên khá giả.


Có thể bạn quan tâm

Thí Điểm Mô Hình Cá + Lúa Trên Nền Đất Ngập Lũ Thí Điểm Mô Hình Cá + Lúa Trên Nền Đất Ngập Lũ

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn tỉnh Tiền Giang để triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ, thời gian thực hiện trong 2 năm (2012 - 2013) với tổng kinh phí đầu tư 395 triệu đồng, 28 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 ha.

03/08/2012
Một Vài Phương Pháp Nhân Giống Cây Ăn Quả Một Vài Phương Pháp Nhân Giống Cây Ăn Quả

Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo

10/05/2011
Hướng Đến Sản Xuất Hồ Tiêu Sạch Hướng Đến Sản Xuất Hồ Tiêu Sạch

Đồng Nai là một trong 3 tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng hạt tiêu. Thế nhưng đến nay, tỉnh vẫn chưa quy hoạch được vùng sản xuất tiêu sạch.

06/08/2012
Làm Giàu Trên Vùng Đất Phèn Làm Giàu Trên Vùng Đất Phèn

Gia đình anh Trần Xuân Việt, ấp Cái Nai, xã Hòa Tân, TP Cà Mau trước đây có 6 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa. Do vùng đất nhiễm phèn mặn nên thu nhập chỉ đủ xoay trở trong gia đình.

11/08/2012
Phân Bón Lá Hiệu Quả Cao Trên Đất Xấu Phân Bón Lá Hiệu Quả Cao Trên Đất Xấu

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.

09/03/2011