Biến Ruộng Xấu Thành Nơi Trồng Súng

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.
Vào mùa nước nổi, ruộng ngập sâu, không thể bơm tháo nước nên lúa phải sạ sau các địa phương khác trong khu vực, đến khi sạ được lúa thì lại bị khô hạn. Vì vậy, năng suất lúa rất thấp, chỉ từ 15-17 giạ /công (1.000m2). “Quanh năm làm lúa, giá lúa lại bấp bênh, thì kể như “tiền cũ đổi tiền mới” không bằng, có khi thua lỗ”- anh Toàn tâm sự.
Hai năm trở lại đây, anh Toàn theo dõi thấy trồng bông súng có ăn, ít vốn mà công chăm sóc cũng nhẹ, anh bắt đầu trồng thử một ít quanh “đìa”. Anh Toàn cho hay, anh trồng giống súng bông đỏ Đà Lạt, cọng to, dài. Khi thu hoạch, thương lái tìm đến thu mua, bông súng bán được giá và không đủ hàng để bán.
Thấy đây là hướng đi đúng, anh Toàn bắt đầu trồng thêm, đến nay tổng diện tích bông súng lên đến gần 1ha. Anh bảo: “Từ ngày chuyển sang trồng bông súng thu nhập của gia đình anh được cải thiện đáng kể. Trung bình, mỗi ngày gia đình tôi thu từ 250-300kg. Giá bán bình quân 2.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi có 500.000 đồng, ngày ít nhất thu không dưới 350.000 đồng”.
Anh Toàn cũng cho biết, ngoài trồng bông súng, diện tích còn lại gia đình ông vẫn trồng lúa, trong chuồng nuôi 3 con bò. Tổng thu nhập sau khi trừ chi phí mỗi năm đạt khoảng 120 triệu đồng.
Để có con số này, không thể không nói đến vất vả của vợ chồng anh. Từ sáng sớm, vợ chồng anh đã có mặt tại ruộng súng, nhổ, rửa bông súng, rồi chờ cân cho thương lái. Bốn công lao động (vợ chồng anh và cha mẹ anh) trong gia đình làm quần quật hàng ngày. “Cực khổ mà hàng ngày có tiền vô. Ở vùng sâu này có thu nhập như thế này là mừng lắm”- anh Toàn tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Dịch lở mồm long móng luôn là mối đe dọa đối với người chăn nuôi ở Quảng Nam. Nhiều năm qua, hầu như năm nào cũng có dịch. Đáng lo ngại là thời gian gần đây dịch lở mồm long móng bùng phát nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh, người chăn nuôi như đang ngồi trên đống lửa.
Bên những chiếc rổ nhựa chứa đầy ốc đinh được 3 người thân đang cào dưới đáy sông quanh khu vực TP Cà Mau, chị Nguyễn Thị Thuý, xã Dân Trạch Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, cười tươi cho hay, gần tháng qua, cứ khoảng 1,5 ngày cào ốc đinh, nhóm của chị thu hoạch trên 1 tấn. Với giá bán tại vuông tôm là 4.000 đồng/kg, chị Thuý thu về trên 4 triệu đồng.

Ngày 29 tháng 6, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2015. Thứ trưởng Vũ Văn Tám chủ trì Hội nghị này.

Ngày 30/6, Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức hội thảo chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản quốc tế và kết nối thị trường, khả năng áp dụng tại Cà Mau.

Gia đình ông Nguyễn Đình Phú, thôn 2, xã Hoằng Yến (Thanh Hóa) chăm sóc tôm he chân trắng nuôi vụ xuân - hè năm 2015.