Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ

Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ
Ngày đăng: 05/10/2015

 Vì vậy, nhiều nơi bà con trồng lúa không thể gieo sạ lúa Thu – Đông theo đúng lịch khuyến cáo từ ngày 5/9 đến 15/9.

Thông thường sau khi thu hoạch lúa vụ Hè – Thu, bà con nông dân làm đất ngay để gieo sạ vụ Thu – Đông, tuy nhiên nhiều nơi không kịp xử lý rơm rạ trên đồng nên lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ vào khoảng 3 - 4 tuần sau khi cày vùi rơm rạ và dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện vào giai đoạn mạ đến đẻ nhánh (15 - 30 ngày tuổi).

Lúa bị ngộ độc hữu cơ có các biểu hiện: ít nhảy chồi, quan sát kỹ thấy cây lúa bị lùn hơn, lúa chậm bắt phân sau khi bón, nhổ bụi lúa rửa sạch thấy bộ rễ bị thối đen và có mùi hôi.

Nguyên nhân là do rơm rạ bị chôn vùi vào đất ngập nước, trong điều kiện yếm khí nên chất hữu cơ phân hủy kém, tạo ra nhiều loại độc chất như khí metan (CH4), Sulfur hydro (H2S)… gây hại cho bộ rễ lúa, làm giảm năng suất lúa sau này.

Để hạn chế tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ trong vụ Thu – Đông, bà con nông dân cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, sau khi thu hoạch, lúc làm đất bà con nên sử dụng chế phẩm Trichoderma để phun lên rơm rạ trên đồng, sau đó, rải thêm khoảng 1,5 – 2kg u-rê cho 1 công đất để kích thích vi sinh vật trong đất tăng hoạt động phân hủy nhanh rơm rạ.

Hoặc có thể sử dụng chế phẩm Dascela có chứa vi khuẩn phân giải cellulose, phân giải nhanh rơm rạ.

Sau khi xử lý rơm rạ bằng các cách trên, bà con tiến hành làm đất và gieo sạ.

Thứ hai, nếu có công lao động sau khi thu hoạch có thể gom và lấy rơm ra khỏi ruộng, chất đống và dùng bạt trùm lại để ủ.

Sau khi ủ từ 7 - 12 ngày (khi đống rơm ủ xẹp xuống, cọng rơm mềm, ngã màu vàng), có thể đem rơm chất thành luống để trồng nấm rơm.

Ngoài thu hoạch nấm rơm, bã nấm sau khi trồng nấm còn là nguồn nguyên liệu hữu ích để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.

Bà con nên hạn chế đốt đồng vì tuy đốt đồng là biện pháp xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng nhưng làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi, làm cho chất hữu cơ, côn trùng và vi sinh vật có lợi trong đất tiêu hao và nếu kéo dài cách làm này sẽ làm cho đất trở nên chai cứng, mất cân bằng sinh thái đồng ruộng, sâu bệnh dễ bộc phát dẫn tới năng suất lúa thấp mà còn làm tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, đốt đồng còn gây ô nhiễm môi trường khi đốt rơm rạ cháy sẽ thải vào không khí nhiều khói bụi chứa khí độc (khí CO2, khí CO và một số khí độc khác từ thuốc BVTV còn tích tụ trong cây lúa) gây các chứng bệnh về đường hô hấp đối với người và vật nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ xử lý mạnh tay với chất tạo nạc Sẽ xử lý mạnh tay với chất tạo nạc

Sau khi tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có dấu hiệu bùng phát trở lại ở cả các sản phẩm chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNTT) Cao Đức Phát đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi và xử lý mạnh tay với những trường hợp vi phạm.

09/09/2015
Nuôi bò Úc sinh sản sự nhập cuộc của một ông lớn Nuôi bò Úc sinh sản sự nhập cuộc của một ông lớn

Một cú đầu tư lớn chưa từng có trong việc nhân giống bò Úc thuần đã xuất hiện tại miền Bắc.

09/09/2015
Bão chặt quýt, trồng gừng Bão chặt quýt, trồng gừng

Diện tích quýt đường tại xã Long Trị (TX Long Mỹ, Hậu Giang) đang bị thu hẹp dần sau nhiều năm dịch bệnh tấn công.

09/09/2015
Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

09/09/2015
Nhiều nông dân Trà Vinh trở thành triệu phú nhờ trồng dừa sáp Nhiều nông dân Trà Vinh trở thành triệu phú nhờ trồng dừa sáp

Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

09/09/2015