Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ

Vì vậy, nhiều nơi bà con trồng lúa không thể gieo sạ lúa Thu – Đông theo đúng lịch khuyến cáo từ ngày 5/9 đến 15/9.
Thông thường sau khi thu hoạch lúa vụ Hè – Thu, bà con nông dân làm đất ngay để gieo sạ vụ Thu – Đông, tuy nhiên nhiều nơi không kịp xử lý rơm rạ trên đồng nên lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ vào khoảng 3 - 4 tuần sau khi cày vùi rơm rạ và dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện vào giai đoạn mạ đến đẻ nhánh (15 - 30 ngày tuổi).
Lúa bị ngộ độc hữu cơ có các biểu hiện: ít nhảy chồi, quan sát kỹ thấy cây lúa bị lùn hơn, lúa chậm bắt phân sau khi bón, nhổ bụi lúa rửa sạch thấy bộ rễ bị thối đen và có mùi hôi.
Nguyên nhân là do rơm rạ bị chôn vùi vào đất ngập nước, trong điều kiện yếm khí nên chất hữu cơ phân hủy kém, tạo ra nhiều loại độc chất như khí metan (CH4), Sulfur hydro (H2S)… gây hại cho bộ rễ lúa, làm giảm năng suất lúa sau này.
Để hạn chế tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ trong vụ Thu – Đông, bà con nông dân cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, sau khi thu hoạch, lúc làm đất bà con nên sử dụng chế phẩm Trichoderma để phun lên rơm rạ trên đồng, sau đó, rải thêm khoảng 1,5 – 2kg u-rê cho 1 công đất để kích thích vi sinh vật trong đất tăng hoạt động phân hủy nhanh rơm rạ.
Hoặc có thể sử dụng chế phẩm Dascela có chứa vi khuẩn phân giải cellulose, phân giải nhanh rơm rạ.
Sau khi xử lý rơm rạ bằng các cách trên, bà con tiến hành làm đất và gieo sạ.
Thứ hai, nếu có công lao động sau khi thu hoạch có thể gom và lấy rơm ra khỏi ruộng, chất đống và dùng bạt trùm lại để ủ.
Sau khi ủ từ 7 - 12 ngày (khi đống rơm ủ xẹp xuống, cọng rơm mềm, ngã màu vàng), có thể đem rơm chất thành luống để trồng nấm rơm.
Ngoài thu hoạch nấm rơm, bã nấm sau khi trồng nấm còn là nguồn nguyên liệu hữu ích để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Bà con nên hạn chế đốt đồng vì tuy đốt đồng là biện pháp xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng nhưng làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi, làm cho chất hữu cơ, côn trùng và vi sinh vật có lợi trong đất tiêu hao và nếu kéo dài cách làm này sẽ làm cho đất trở nên chai cứng, mất cân bằng sinh thái đồng ruộng, sâu bệnh dễ bộc phát dẫn tới năng suất lúa thấp mà còn làm tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, đốt đồng còn gây ô nhiễm môi trường khi đốt rơm rạ cháy sẽ thải vào không khí nhiều khói bụi chứa khí độc (khí CO2, khí CO và một số khí độc khác từ thuốc BVTV còn tích tụ trong cây lúa) gây các chứng bệnh về đường hô hấp đối với người và vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Với vẻ ngoài xù xì và nhiều lông, khó có thể tin vào mắt mình rằng chúng chính là trái dưa chuột lông chứ không phải là trái chôm chôm thường thấy.

Các cơ quan chức năng của Bộ NNPTNT vừa công bố một phát hiện gây sốc, đó là ngoài chất tăng trọng lợn, chất vàng ô (VAT Yellow - dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng) cũng được dùng để trộn vào thức ăn chăn nuôi.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Lâm Đồng, gần 40.000 lượt gia đình ở địa phương này đã có được nguồn nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống...

Lần đầu tiên, giáo sư, chuyên gia Nhật Bản về lĩnh vực câu cá ngừ đại dương đã cùng các kỹ sư và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt thử nghiệm cá ngư đại dương trên biển bằng ngư cụ hiện đại từ nước Nhật.

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.