Biện Pháp Quản Lý Dịch Hại Trên Lúa Hè Thu 2014

Hiện nay ở Sóc Trăng phần lớn diện tích hè thu đang giai đoạn đẻ nhánh. Thời tiết đang tạo điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn bộc phát gây hại trên nhiều ruộng lúa.
Đây là dịch hại nguy hiểm nếu việc phát hiện dịch bệnh không kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây lúa. Vào thời điểm này, nông dân các địa phương cần chủ động áp dụng các biện pháp để quản lý tốt dịch hại này, không để chúng phát triển và gây hại trên điện rộng.
Tính đến nay lúa Hè Thu chính vụ ở Sóc Trăng đã xuống giống được 123.140 ha, chủ yếu lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.
Qua kết quả điều tra thực tế ngoài đồng và điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ không khí cao đã tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn lá phát triển, lây lan trên diện rộng và có chiều hướng gia tăng với tổng diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá là 1.048 ha, trong đó có 343 ha nhiễm cục bộ trên 20-70% lá bị bệnh, tập trung tại các huyện Châu Thành, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh Trị…
Tại xã An Ninh, huyện Châu Thành bệnh đạo ôn phát triển mạnh, sinh trưởng của lúa bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều trường hợp lúa bị rất nặng. Ông Lâm Binh ở Ấp Hòa Qưới, xã An Ninh canh tác hơn 4 ha lúa hè thu nhưng có khoảng 3 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn.
Ông cho biết: “ Vụ hè thu này tình hình bệnh đạo ôn rất nặng, tôi có trên 50% diện tích bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cho vụ hè thu này chắc là sẽ tăng cao”. Dịch bệnh đạo ôn phát triển mạnh làm cho chi phí sử dụng thuốc phòng trị của nông dân tăng cao hơn năm rồi, do bà con phải xử lý thuốc nhiều lần.
Qua kết quả kiểm tra đồng ruộng bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện ở hầu hết các xã trong huyện với tỷ lệ 10-20% lá bị bệnh, chủ yếu trên các giống OM 5451, OM 6976, OM 4900.
Trước tình hình đó trạm bảo vệ thực vật đã ra thông báo về tình hình phát triển của bệnh đạo ôn lá trên đồng và hướng dẫn nông dân phòng trừ để giảm tác hại của bệnh, nhằm bảo vệ năng suất cây lúa. Trước hết nông dân cần thăm đồng thường xuyên, hạn chế bón thừa phân đạm và tiến hành phun thuốc đặc trị.
Hiện nay thời tiết rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và lây lan trên diện rộng, nhất là những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và sử dụng giống nhiễm như OM 6976, OM 4900, OM 5451, IR 50404…, đặc biệt khi bệnh kết hợp với thối thân do vi khuẩn sẽ gây hại nặng hơn và làm chết chồi ảnh hưởng đến năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời.
Để quản lý bệnh hại này, nông dân cần chú ý: “Thăm đồng thường xuyên, Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để quản lý rầy nâu, Bón phân cân đối, hạn chế bón thừa phân đạm, Giữ nước trong ruộng không để lúa khô hạn, Không nên phun thuốc cỏ khi lúa bị bệnh, Phát hiện vết bệnh sớm, Thời điểm tháng 8-9 lúa Hè Thu chính vụ vào giai đoạn trổ chín thường xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt. Ngoài ra bà con cần chú ý quản lý tốt rầy nâu thời gian tới”
Về diễn biến tình hình dịch hại trong thời gian tới: theo quy luật hàng năm rầy nâu thường bộc phát vào tháng 07, do giai đoạn này lúa Hè Thu chính vụ đang làm đòng trổ, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với dịch hại, giai đoạn này rầy nâu tích lũy ở lứa đầu kết hợp với rầy di trú mật số cao và điều kiện thời tiết thuận lợi cho rầy nâu phát triển, nên rầy có điều kiện nhân nhanh mật số, phát sinh và lây lan trên diện rộng.
Để quản lý rầy nâu trong giai đoạn hiện nay, bà con cần chú ý thăm đồng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc vừa tạm ngưng nhập khẩu gạo VN theo đường tiểu ngạch, nhưng theo các chuyên gia việc này không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu lúa gạo của VN.

Toàn tỉnh Đác Lắc hiện có hơn 1.100 cửa hàng, đại lý kinh doanh phân bón. Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã tăng cường kiểm tra, phát hiện nhiều vụ kinh doanh phân bón giả, vi phạm về nhãn mác hàng hóa... Năm 2013, qua kiểm tra 17 đại lý kinh doanh đã phát hiện 12 vụ vi phạm, tịch thu gần 30 tấn phân bón, tiến hành xử phạt hành chính 74 triệu đồng.

Gà J-DABACO vừa giữ được phẩm chất thịt thơm ngon của gà ri truyền thống, có ngoại hình đẹp (mào cờ, lông ôm gọn, lông đỏ mầu mận chín, chân nhỏ vàng), lại vừa tăng trọng khá nhanh. Chỉ cần nuôi trong khoảng thời gian từ 90 ngày đến 105 ngày, gà trống có thể đạt 2,5 - 2,7 kg; gà mái từ 2,0 đến 2,1 kg, với mức tiêu tốn từ 2,7 đến 2,8 kg thức ăn/kg tăng trọng.

Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã dồn được 10.600 ha (đạt 96,5% diện tích) chiếm 13% kế hoạch DĐĐT của toàn thành phố Hà Nội. Kết quả đáng khích lệ này đã và đang tạo động lực để huyện Chương Mỹ sớm đạt bộ tiêu chí chuẩn NTM.

Trong khi nhiều nông sản thời gian qua khốn khó tìm đầu ra, nhất là các mặt hàng nông sản XK, thì ngành ong Việt Nam lại đang rất thuận lợi...