Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương

Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương
Ngày đăng: 05/03/2014

Đầu tháng 4/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tổ chức diễn đàn “Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương” tại Phú Yên. Việc tổ chức diễn đàn này nhằm giúp ngư dân nâng cao chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên được hình thành từ năm 1994, xuất phát từ nghề câu cá mập của ngư dân làng biển Phú Câu thuộc phường 6 (TP Tuy Hòa). Từ khi hình thành đến nay nghề câu cá ngừ đại dương không ngừng cải tiến và ngày càng được trang bị hiện đại cả về máy móc, trang thiết bị và tàu thuyền.

Nhờ phát triển nghề câu cá ngừ đại dương mà hàng nghìn ngư dân đã nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống; nhiều hộ đã thực sự giàu lên, sắm thêm được tàu mới với công suất lớn hơn, bám biển đánh bắt dài ngày hơn. Cùng với nghề câu cá ngừ đại dương phát triển là sự hình thành và phát triển của các cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho bà con ngư dân…

Cá ngừ được xác định là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đứng thứ 3 sau mặt hàng tôm và cá tra. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng nhanh trong 5 năm qua, từ gần 189 triệu USD năm 2008, đến năm 2012 đạt hơn 569 triệu USD. Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ vẫn đạt được 526 triệu USD. Có thể nói, sản phẩm cá ngừ xuất khẩu hàng năm đã thu về cho đất nước một nguồn ngoại tệ đáng kể.

Tuy nhiên, nghề khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam phát triển chưa thật sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế về ngư trường và nguồn lợi cá ngừ của đất nước. Vấn đề đặt ra, cần có biện pháp hợp lý và hữu hiệu để tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề cá ngừ bền vững từ khai thác, sơ chế, bảo quản, thu mua, chế biến, xuất khẩu.

Từ cuối năm 2012 đến nay, hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản xuất cá ngừ, đặc biệt việc phát triển khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp với ánh sáng đã gặp nhiều khó khăn; số lượng tàu khai thác và sản lượng cá ngừ tuy tăng nhanh, nhưng chất lượng, giá trị sản phẩm cá ngừ lại giảm, cơ cấu sản phẩm cá ngừ có giá trị cao nhất là dùng ăn sashimi đạt thấp.

Do tiêu thụ khó khăn, hiệu quả sản xuất giảm, nhiều tàu, nhiều chuyến biển sản xuất bị lỗ tổn, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân; đồng thời ảnh hưởng uy tín, thương hiệu cá ngừ Việt Nam, giảm khả năng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu.

Trước tình hình đó, mặc dù thời gian qua, các ngành, các cấp đã tập trung triển khai nhiều biện pháp để giúp ngư dân nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập trong quá trình thực hiện cần phải tiếp tục tháo gỡ, khắc phục.

Bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đầu tháng 4/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tổ chức diễn đàn “Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương”. Đây là một trong những hoạt động chính của Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.

Việc tổ chức diễn đàn này sẽ chỉ ra cho ngư dân cách nâng cao chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu; nâng cao nhận thức và vai trò của các cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu trong việc khuyến khích ngư dân áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân khai thác cá ngừ đại dương.

Qua đó, còn giúp các nhà khoa học và quản lý nắm bắt được nhu cầu của ngư dân, các cơ sở và doanh nghiệp kinh doanh cá ngừ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương.

Từ cơ sở đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ ngư dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất sản phẩm cá ngừ đại dương; góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Bệnh Trên Cây Trồng Và Cách Phòng Trị Một Số Bệnh Trên Cây Trồng Và Cách Phòng Trị

Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc thì cần cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc ALIETTE với nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh. Đối với những cây có bệnh nhẹ thì cần phun ALIETTE với nồng độ 0,3% lên toàn bộ thân cây. Cần chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng ngập úng cục bộ.

30/07/2013
Mở Rộng Đối Tượng Xét Nghiệm Tôm Giống Miễn Phí Mở Rộng Đối Tượng Xét Nghiệm Tôm Giống Miễn Phí

Nhằm nâng cao ý thức cho người nuôi tôm trong việc sử dụng tôm giống qua xét nghiệm, góp phần hạn chế dịch bệnh, đề án xét nghiệm bệnh tôm miễn phí cho hộ nghèo và cận nghèo được triển khai hơn 1 năm qua.

17/09/2013
Tiềm Năng Cây Đậu Nành Ở Đá Bạc (Bà Rịa – Vũng Tàu) Tiềm Năng Cây Đậu Nành Ở Đá Bạc (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Bunge (Hoa Kỳ) thí điểm trồng cây đậu nành thay thế cây bắp tại xã Đá Bạc (H.Châu Đức). Đến thời điểm này, mô hình này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho bà con nông dân trong xã.

12/11/2012
Phát Triển Sản Xuất Ở Các Khu Tái Định Cư Huyện Bác Ái Phát Triển Sản Xuất Ở Các Khu Tái Định Cư Huyện Bác Ái

Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.

30/07/2013
Người Nuôi Tôm Cần Thận Trọng Với Thương Lái Mua Giá Cao Người Nuôi Tôm Cần Thận Trọng Với Thương Lái Mua Giá Cao

Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

17/09/2013