Biện pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn ở ruộng lúa

Đất bị mặn thường làm cho tình trạng ngộ độc phèn trở nên trầm trọng hơn. Cần đo độ chua và mặn nước ruộng để chọn loại phân bón cho phù hợp.
1. Ngăn chặn độc chất phèn, mặn
Độc chất phèn có ở tầng đất sâu. Để không cho độc chất này được sinh ra và kéo lên mặt đất gây hại lúa cần phải: (a) Dùng nước để ém phèn: Bằng cách không để mực thủy cấp xuống thấp hơn 50 cm (tính từ mặt đất) trong thời gian phơi ải và không thấp hơn 15 cm khi có lúa trên ruộng; (b) Làm đất sớm: Sau thu hoạch lúa Đông Xuân phải làm đất ngay để tạo lớp che phủ mặt đất và cắt mao dẫn phèn trồi lên mặt đất.
Độc chất mặn xâm nhập sâu vào nội đồng vào mùa khô. Cho nên để ngăn chặn mặn vào ruộng lúa cần phải: (a) Củng cố đê bao ngăn mặn: Không để nước tự do vào ruộngở những vùng tưới tiêu tự chảy; (b) Theo dõi dự báo mặn: Khi dự báo có mặn phải trữ nước ngọt trong ruộng, không để ruộng bị khô hạn; (c) Đo độ mặn: Dùng dụng cụ đo độ mặn của nước trong sông rạch trước khi bơm vô ruộng. Nếu độ mặn dưới 2,5‰ vẫn có thể bơm nước nếu đất ruộng còn ẩm, nhưng tốt nhất phải dưới 0,5‰, vì vậy khi bơm nước mặn tưới lúa cần phải bơm nhiều nước và xả bỏ nước cũ thay nước mới thường xuyên để tránh bốc hơi làm tăng độ mặn của nước trong ruộng.
2. Tìm nguồn nước ngọt
Độ mặn trong sông rạch không cố định mà thay đổi theo con nước kém hay ròng (nước dâng cao hay xuống thấp) trong tháng và theo con nước lớn, ròng trong ngày. Độ mặn giảm thấp vào những thời điểm con nước kém và lúc nước ròng, do lúc này mực nước biển xuống thấp nên nước ngọt đổ ra biển mạnh hơn, do đó phải theo dõi liên tục để tìm thời điểm có nước ngọt.
Khi bơm nước ngọt vào ruộng phải kiểm tra độ mặn thường xuyên để ngưng kịp thời khi có mặn.
3. Rửa độc chất phèn và mặn
Để rửa độc chất phèn, mặn được nhanh và hiệu quả cần phải: (a) Làm nhiều rãnh thoát nước trong ruộng: Rãnh có chiều ngang 20 cm, sâu 20 cm và rãnh cách nhau khoảng 6 m. Các rãnh này phải được nối với mương thoát nước; (b) Bón phân có canxi: Chất canxi giúp đuổi mặn ra khỏi đất nhanh chóng. Bón phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn với liều lượng 100-160 kg/ha để giải độc mặn, phèn và thúc cây ra rễ, hoặc bón 500-1.000 kg/ha đá vôi nung; (c) Đo độ chua và mặn của nước trong ruộng: Đào một lỗ giữa ruộng có kích thước ngang một gang tay và sâu một gang tay, múc bỏ hết nước trong lổ sau khi đào. Khi lỗ đầy nước trở lại tiến hành đo chua và mặn. Khi pH trên 5,5 và độ mặn dưới 1‰ thì mới đạt yêu cầu.
4. Bón phân cho lúa khi bị phèn, mặn
Đất bị mặn thường làm cho tình trạng ngộ độc phèn trở nên trầm trọng hơn. Cần đo độ chua và mặn nước ruộng để chọn loại phân bón cho phù hợp. Nên bón các loại phân sau đây để tăng sức chống chịu cho lúa:
Bón phân N. Nên bón các dạng phân ure chậm phân giải như Đạm hạt vàng (Đầu Trâu 46A+) chống thất thoát N (theo hướng dẫn kỹ thuật của Cục Trồng trọt, Trung tâm KNQG, Viện Lúa ĐBSCL) để cây không bị thiếu dinh dưỡng khi bị mặn, phèn. Nếu trị số pH nước ruộng trên 5,5 có thể bón phân N dạng SA.
Bón phân P. Nên bón phân Đầu Trâu DAP-Avail để hạn chế sự cố định P do Fe và Al ở đất chua gây ra hiện tượng thiếu P. Nếu trị số pH trong nước ruộng trên 5,5 có thể bón phân P dạng Super.
Bón phân K. Nên bón phân KCl để hạn chế sự đối kháng của muối mặn Na đối với K, giúp cây trồng hấp thụ đủ K trong điều kiện phèn, mặn. Nếu trị số pH của nước ruộng trên 5,5 có thể bón K dạng K2SO4 (theo hướng dẫn kỹ thuật của Cục Trồng Trọt, Trung tâm KNQG, Viện Lúa ĐBSCL).
Quy trình bón phân trong mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL:
Loại phân bón | Bón lót | Thúc đợt 1 | Thúc đợt 2 | Đón đòng |
Đầu Trâu Mặn Phèn | 100-160 | |||
Đầu Trâu TEA1 | 100-150 | 130-170 | ||
Đầu Trâu TEA2 | 100-160 | |||
Công thức dinh dưỡng | 69-100 N : 50-73 P2O5 : 37-56 K2O |
Đvt: kg/ha
Phun phân KNO3 qua lá: Bên cạnh bón phân khoáng hợp lý, khi rễ lúa bị tổn thương do phèn, mặn hay ruộng thiếu nước thì không thể bón phân qua rễ được phải phun phân KNO3 qua lá (theo hướng dẫn kỹ thuật của Cục Trồng Trọt, TRung tâm KNQG, Viện Lúa ĐBSCL) với nồng độ 10 g/l. Phải phun ướt đẫm cả lá.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, công nghệ khí sinh học mà bà con quen gọi là biogas đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Công nghệ này không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải trong chăn nuôi mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng như: sử dụng khí làm chất đốt, thắp sáng, chạy bình nóng lạnh, sưởi ấm cho gia súc và đặc biệt sử dụng phụ phẩm từ công trình biogas để làm phân bón cho cây trồng rất hiệu quả và có thể coi như loại phân hữu cơ sạch.

Vụ xuân muộn gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là các giống lúa thuần, tuy năng suất các giống lúa thuần không cao bằng giống lúa lai nhưng có ưu điểm là năng suất, chất lượng ổn định, thích nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, dịch bệnh cao, thích hợp với trình độ thâm canh trung bình đến khá, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của đa số hộ nông dân.

Các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL cảnh báo tình trạng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa đối với các vùng chuyên canh cây lúa 3 vụ gối nhau liên tiếp.

Lép hạt lúa là nỗi lo của nhà nông trong mỗi mùa vụ, vì các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào giai đoạn cuối, gây hiện tượng lép hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nhận dạng và phòng trị kịp thời sẽ quyết định thu nhập của nhà nông.

Hiện nay, những vùng sản xuất theo mô hình tôm - lúa ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau chủ yếu sử dụng biện pháp cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm.