Biện Pháp Giảm Thiệt Hại Thủy Sản Do Lũ

Hàng năm vào tháng 9, 10 ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Bên cạnh những lợi ích như: cung cấp phù sa, xổ nước phèn cho đồng ruộng, mang lại nguồn lợi thủy sản…, lũ cũng gây hại nhất định đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.
Để giảm nhẹ những thiệt hại do lũ, triều cường gây ra, các hộ nuôi thủy sản nên thực hiện các biện pháp sau đây:
Kiểm tra tôm, cá nuôi nếu đạt cỡ thương phẩm bán được cần tiến hành thu hoạch ngay. Nếu tôm, cá chưa bán được cần thực hiện các biện pháp như:
- Thường xuyên gia cố bờ bao, cống bọng tại các ao có nuôi thủy sản.
- Nếu không đắp bờ đê được nên dùng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để bao xung quanh ao, tấn chân lưới kỹ và kiểm tra lưới mỗi ngày để đề phòng trường hợp rách trống chân lưới gây thất thoát tôm, cá nuôi.
- Hạn chế thay nước cho ao nuôi thủy sản trong thời điểm nước dâng đầu mùa và nước rút cuối mùa do lúc này nguồn nước thường bị ô nhiễm từ nước sinh hoạt, nước có nhiều dư lượng thuốc BVTV trên ruộng... và tránh gây xáo động trong môi trường nuôi.
- Vùng nhiễm phèn nên giữ mực nước ao cao hơn hoặc bằng nước ngoài kinh để hạn chế vỡ đê và nước phèn từ bên ngoài thấm vào ao gây hại cá nuôi.
- Dùng vôi bột với liều lượng 10kg/100m2 rải xung quanh bờ ao để hạn chế phèn từ bờ ao trôi xuống. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp hòa nước tạt đều khắp ao từ 1-3 kg/100m3 nước.
- Trong quá trình lưu giữ cá vào mùa lũ cần cho ăn tích cực, cho ăn thức ăn giàu đạm dễ tìm như: cua, ốc, cá nhỏ. Có thể bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng.
- Không nên thu hoạch đồng loạt ngay sau nước rút để tránh bị rớt giá và làm ô nhiễm nguồn nước do nước thải ra từ các ao nuôi thủy sản.
- Thường xuyên theo dõi các ao nuôi tôm, cá để kịp thời xử lý các trường hợp như: môi trường thiếu oxy, tôm, cá bị nhiễm bệnh.
- Cần theo dõi thông báo diễn biến mực nước lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ ao và thủy sản nuôi…
Có thể bạn quan tâm

Gừng đá là loài cây quý hiếm của Bắc Kạn. Tuy nhiên việc khai thác ồ ạt ngoài tự nhiên, trồng manh mún đã khiến giống gừng này đứng trước nguy cơ bị thoái hóa. Thử nghiệm khoa học thành công trong việc trồng gừng đá mở ra hướng bảo tồn và phát triển kinh tế từ giống cây quý này.

Những ngày cận Tết Giáp Ngọ, giá lúa tại ĐBSCL tăng cao khiến nhiều nông dân vui mừng. Đáng tiếc là sản lượng vụ này không có nhiều để bán.

Vài năm gần đây, cây khoai tây đã trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông, mang lại nguồn thu nhập cao nhất trong năm đối với nông dân xã Quỳnh Nguyên (Quỳnh Phụ - Thái Bình). Những ngày cuối năm, thời tiết ấm dần lên, trên khắp các cánh đồng Phương Quả Ðông, Phương Quả Nam… bà con nông dân đang hối hả thu hoạch khoai tây.

Bên cạnh sự náo nhiệt tại các hộ làm hoa kiểng bán Tết những ngày này tại ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng (Chợ Lách - Bến Tre), không khí lao động của nông dân cũng nhộn nhịp không kém. Họ đang bước vào thu hoạch chôm chôm vụ nghịch.

Thời gian qua, tại Long An, trong khi sản xuất lúa và nhiều loại loại cây trồng khác đạt hiệu quả thấp thì cây chanh lại giúp nông dân thu lãi khá cao.