Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện pháp chữa bệnh sữa ở tôm hùm

Biện pháp chữa bệnh sữa ở tôm hùm
Ngày đăng: 18/11/2015

Khi tôm bị bệnh, các đốt ở phần bụng tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu trắng đục, dịch tiết (gồm cả máu) của tôm có màu đục như sữa, mô cơ chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục và nhão.

Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt, có trường hợp hoại tử.

Bệnh xảy ra ở ở tôm từ 50 - 500 g/con, gây chết từ rải rác đến hàng loạt.

Có thể tiến hành trị bệnh sữa cho tôm hùm như sau:

Phác đồ 1: Khi phát hiện tôm bị bệnh, tiến hành tiêm thuốc cho toàn bộ tôm trong lồng nuôi bằng Oxytetracyline 20% chứa LA và nước cất để pha.

Với tôm hùm < 500 g/con, pha thuốc chứa 1 ml Oxytetracyline 20% + 9 ml nước muối sinh lý (hoặc nước cất), lắc đều, liều tiêm là 0,1 ml thuốc đã pha/100 g tôm.

Với tôm > 500 g/con thì pha thuốc chứa 2 ml Oxytetracyline 20% + 8 ml nước muối sinh lý (hoặc nước cất), liều tiêm là 0,05 ml thuốc đã pha/100 g tôm.

Nên dùng xilanh có dung tích 1 ml để tiêm tôm.

Sau khi tiêm thuốc tiến hành ghi chép và theo dõi 2 lần/ngày khả năng bắt mồi cùng với dấu hiệu lâm sàng của bệnh sữa trong đàn tôm.

Sau khi điều trị, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ tôm được điều trị.

Kiểm tra dấu hiệu lâm sàng xem tôm còn dấu hiệu bệnh hay không.

Nếu có điều kiện, người nuôi nên tiến hành thu, gửi mẫu xét nghiệm bệnh sữa tại các phòng thử nghiệm.

Trường hợp sau khi thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh không khỏi, hoặc có những biến đổi bất thường, cơ sở nên báo cơ quan quản lý thú y thủy sản tại địa phương để hướng dẫn giải quyết.

Phác đồ 2: Treo túi khử trùng Chlorine dioxide (thành phần chính là Natri Chlorite), 2 túi/lồng, mỗi túi 10 viên (10 g thuốc), 1 lần/ngày.

Dùng doxycyline 10% trộn thứ ăn với 7 g/kg thức ăn (chọn thức ăn có kích cỡ phù hợp với kích cỡ miệng tôm, sau khi trộn thuốc phải có thời gian để thuốc ngấm), áp dụng 1 lần/ngày và trong 7 ngày liên tục.

Lượng thức ăn trộn thuốc nên sử dụng lượng ít hơn bình thường để tôm sử dụng hết thức ăn, sau đó điều chỉnh tăng dần cho phù hợp.

Bổ sung premix (vitamin, axit amin, khoáng chất) trộn thức ăn trong toàn bộ quá trình điều trị.

Thời gian điều trị 10 ngày, sau đó dừng thuốc hoàn toàn; nếu không khỏi thì chuyển sang tiêm.

Tiến hành trộn thức ăn với thuốc bổ trợ đã tính toán, để khoảng 30 phút; sau đó cho chất bọc thuốc và trộn lại lần nữa trước khi cho ăn.

Cho thức ăn vào túi hoặc vợt thả xuống đáy lồng rồi rải thức ăn ra đáy lồng cho tôm ăn lúc chiều tối.

Trong quá trình điều trị cần bổ sung một số men, vitamin vào thức ăn.

Liều lượng thuốc bổ trợ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y hoặc nhà sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông

Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè

29/07/2011
GL101- Giống Lúa Cực Ngắn Ngày GL101- Giống Lúa Cực Ngắn Ngày

Giống lúa GL101 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ vụ xuân 2007, đã qua khảo nghiệm quốc gia được đánh giá là giống có triển vọng tốt.

31/05/2012
Kỹ Thuật Trồng Cỏ VA06 Kỹ Thuật Trồng Cỏ VA06

Cỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 – 30 nhánh/năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần.

15/05/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa

Với 200 m2 bể xi măng nuôi cá lóc, từ nhiều năm nay anh Ngô Hữu Hòa – thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã thu hoạch từ 15 - 16 tấn cá thương phẩm mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

16/05/2012
Nông Dân Được Mùa Dứa Ở Đại Lộc Nông Dân Được Mùa Dứa Ở Đại Lộc

Theo người dân xã Đại Hồng (Đại Lộc - Quảng Nam), mùa dứa năm nay cho năng suất cao, lại được giá. Trung bình mỗi gia đình thu hoạch được khoảng 1 tấn dứa/ngày, với giá bán tại chỗ từ 5 - 7 nghìn đồng/quả.

16/05/2012