Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biện pháp chống nóng cho lợn

Biện pháp chống nóng cho lợn
Ngày đăng: 21/08/2015

Để đảm bảo cho đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa nắng nóng, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng: Virkon, Han – lodine, Benkocid. Đình kỳ phun thuốc diệt côn trùng là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.

Giảm mật độ nuôi trong mùa hè. Lợn nái có chửa: 3 – 4m2/con, lợn thịt: 2m2/con.

Sử dụng hệ thống chống nóng trong chuồng nuôi, đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi. Không dùng quạt trần thổi gió xuống dưới chuồng. Đối với chuồng kín, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, hạn chế trường hợp mất điện. Sử dụng hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi để giảm nhiệt độ. Đảm bảo tắm mát cho lợn từ 1 – 2 lần/ngày. Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn và bổ sung thêm rau xanh. Tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần.

Thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trong ngày. Đảm bảo đủ nước mát cho lợn uống, bổ sung thêm muối ăn (0,1 - 0,3g/kg thể trọng/ngày), đường gluco (0,5 - 1g/kg thể trọng/ngày) hoặc chất điện giải B.Complex giàu vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Tiêm cho lợn đầy đủ các loại vaccine như: dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh... Theo dõi, phát hiện sớm lợn nghi ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan bùng phát thành dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

29/07/2013
Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

30/07/2013
Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

30/07/2013
Anh Phú Trúng Mùa Tôm Anh Phú Trúng Mùa Tôm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

30/07/2013
Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

30/07/2013