Biện pháp chống nóng cho lợn

Để đảm bảo cho đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa nắng nóng, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng: Virkon, Han – lodine, Benkocid. Đình kỳ phun thuốc diệt côn trùng là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.
Giảm mật độ nuôi trong mùa hè. Lợn nái có chửa: 3 – 4m2/con, lợn thịt: 2m2/con.
Sử dụng hệ thống chống nóng trong chuồng nuôi, đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi. Không dùng quạt trần thổi gió xuống dưới chuồng. Đối với chuồng kín, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, hạn chế trường hợp mất điện. Sử dụng hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi để giảm nhiệt độ. Đảm bảo tắm mát cho lợn từ 1 – 2 lần/ngày. Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn và bổ sung thêm rau xanh. Tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần.
Thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trong ngày. Đảm bảo đủ nước mát cho lợn uống, bổ sung thêm muối ăn (0,1 - 0,3g/kg thể trọng/ngày), đường gluco (0,5 - 1g/kg thể trọng/ngày) hoặc chất điện giải B.Complex giàu vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Tiêm cho lợn đầy đủ các loại vaccine như: dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh... Theo dõi, phát hiện sớm lợn nghi ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan bùng phát thành dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...