Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biển của ta, ta đánh bắt!

Biển của ta, ta đánh bắt!
Ngày đăng: 22/05/2015

Đánh bắt hợp pháp, hà cớ gì phải sợ

Chúng tôi có mặt tại cảng cá Kỳ Hà, xã Tam Quang (Núi Thành, Quảng Nam), không khí tàu thuyền ra vào cảng nhộn nhịp. Việc Trung Quốc ra thông báo cấm đánh bắt trên biển Đông, bà con có biết chuyện này nhưng chẳng để ý đến, bởi ai cũng có chung một quan điểm: Biển của mình, mình đánh bắt hợp pháp thì sợ gì ai.

Trở về sau chuyến đi biển 16 ngày, đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, ông Bùi Xuân Thành, thôn An Hải Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, chủ tàu mang số hiệu Qna 91991 TS, có công suất 320 CV đánh bắt được 11 tấn cá. Do mới cập bờ tối qua, nên chưa bán hết hải sản, hiện tàu đang nằm ở cảng chờ thương lái đến thu mua.

Ông Thành cho biết: Những ngày đánh bắt trên biển, tàu ông mới ra được 3 ngày thì bị tàu Cảnh sát biển Trung Quốc rượt đuổi, tuy nhiên 14 thuyền viên trên tàu không hề lo sợ. Tàu của ông vẫn bám biển, đánh bắt khi nào hầm chứa đầy cá thì mới cập bờ.

Hỏi về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, ông Thành cho hay: Đây là hoạt động thuyền xuyên của Trung Quốc đưa ra hàng năm, nhưng ngư trường truyền thống của bà con miền Trung là khu vực Trường Sa, Hoàng Sa. Ngư trường này bao đời cha ông đã khai thác. “Biển của chúng ta thì ra đánh bắt, chứ có phải ăn trộm, ăn cướp gì đâu mà sợ”, ông Thành khẳng khái.

Đang chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quảng, chủ tàu cá mang số hiệu Qna 91108 TS cùng 14 thuyền viên chuẩn bị vươn khơi. Ông Tuấn cho biết: Chuyến ra khơi vừa rồi kéo dài 14 ngày, tổng sản lượng đánh bắt được hơn 12 tấn cá nục và cá ngừ, bán được 250 triệu đồng, trừ phí tổn thu được 100 triệu đồng.

Sau khi vào bờ 1 ngày, bán cá xong thì tàu của ông nhanh chóng ra khơi. Và đến trưa, tàu đã rời cảng Kỳ Hà, ra Hoàng Sa đánh bắt. “Cứ ngồi đó nghe lệnh cấm của Trung Quốc không vươn khơi thì lấy gì mà ăn. Tôi tin nhà nước sẽ có những hành động bảo vệ ngư dân làm ăn chân chính”, ông Tuấn tâm sự.

Ghi nhận tại cảng cá Thọ Quang, TP Đà Nẵng, nhiều tàu cá ngư dân miền Trung vẫn ra vào tấp nập. Anh Trần Việt Huy, ở Quảng Ngãi, chủ tàu Qng 98649 TS vừa cập bờ cùng các lao động trên tàu khẩn trưởng vá lưới để tiếp tục ra khơi. Anh Huy cho hay: Đây là vụ cá nam, vụ chính trong năm, phải tranh thủ ra khơi để đánh bắt.

Hỏi về chuyện Trung Quốc cấm đánh bắt cá, anh Huy xem đó là chuyện thường vì năm nào Trung Quốc cũng ra thông báo vô lý như thế. “Mấy hôm nay có nghe thông tin cấm đánh bắt, nhưng chúng tôi không để ý lắm. Đây là ngư trường truyền thống, mình cứ vươn khơi, cớ chi phải sợ”, anh Huy bày tỏ.

"Anh em chúng tôi ngoài khơi cũng đoàn kết lắm, mỗi lần có việc gì là liên hệ, hỗ trợ cho nhau", anh Huy nói.

Cần tăng cường bảo vệ ngư dân

Trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Tám, PGĐ Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng về Trung Quốc cấm đánh bắt trên biển Đông có ảnh hướng đến ngư dân vươn khơi đánh bắt không? Ông Tám cho biết: Việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá là hoạt thường niên, và không ảnh hướng đến ngư dân Đà Nẵng.

Nói về lệnh cấm khai thác hải sản trên biển Đông của Trung Quốc, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam cho biết: Chúng tôi kịch liệt lên án, phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của phía Trung Quốc, vì lệnh cấm vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

“Tôi cũng đề xuất các cơ quan Trung ương, tăng cường lực lượng bảo vệ trên biển để bà con yên tâm. Bà con cũng nhận thức được sự phi lý của Trung Quốc nên quyết tâm khai thác thắng lợi vụ cá nam. Bên cạnh đó ngư dân Quảng Nam quyết tâm bám biển để bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Tấn nói.


Có thể bạn quan tâm

Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch

Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

09/11/2014
Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.

11/11/2014
Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.

09/11/2014
Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

11/11/2014
Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

09/11/2014