Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến Chim Cút Thải Loại Thành Chim Rừng Để Lừa Người Tiêu Dùng

Biến Chim Cút Thải Loại Thành Chim Rừng Để Lừa Người Tiêu Dùng
Ngày đăng: 19/04/2013

Trong khoảng một tháng trở lại đây, trên vỉa hè khu vực đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xuất hiện một vài người bán những xâu chim đã được vặt lông sẵn, mỗi xâu có 30 – 40 con. Sáng ngày 17/4 lại xuất hiện một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh rêu bán chim. Trong vai người đến mua, chúng tôi được ông chủ quảng cáo đây là loại chim ngói được bắt ở vùng cao. Khi chúng tôi hỏi bắt ở đâu thì người đàn ông ngắc ngứ không trả lời, rồi sau đó mới nói là bắt ở khu vực vùng cao huyện Tân Lạc. Mỗi con chim được chào bán với giá 40.000 đồng, nếu mua nhiều được giảm giá 5.000 đồng/con.

Khi chúng tôi lấy máy ảnh ra ghi hình thì lúc đó lực lượng thú y TP Hòa Bình đến yêu cầu người bán mang đi chỗ khác. Người đàn ông này đã cho tất cả số chim đó vào một cái túi ni lông đen và đi về phía đường Trương Hán Siêu. Theo quan sát của chúng tôi, khi lực lượng chức năng "vắng bóng" thì người đàn ông này lại quay trở lại bán. Đến gần trưa khoảng hơn 10 giờ, lực lượng QLTT gồm 4 cán bộ đã đến yêu cầu người bán chim đi chỗ khác. Tuy nhiên, ông này vẫn đi lòng vòng quanh khu vực chợ Tân Thịnh.

Theo thông tin từ cán bộ thú y, đây không phải là chim ngói được bắt ở vùng cao Tân Lạc mà là chim cút thải loại. Vì vậy, người bán đã dùng chiêu vặt lông để khách mua không phát hiện được. Cũng theo quan sát của chúng tôi, không ít người dân đã mua về ăn và người đàn ông trên đã bán loại chim cút thải loại này tại khu vực đầu cầu nhiều lần.

Anh Nguyễn Văn Thường ở tổ 10, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) cho biết: Thấy quảng cáo là chim rừng nên anh đã mua 5 con về chiên ăn thử. Thịt chim cũng dai nhưng không có mùi thơm ngậy, không ngon bằng thịt loại chim én.

Người tiêu dùng cần cảnh giác với những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, đặc biệt là trong khi tình hình bệnh cúm A/H5N1, H7N9 đang có những diễn biến phức tạp. Cơ quan thú y và các cơ quan chức năng khác cũng cần có những biện pháp mạnh trong việc ngăn chặn việc bày bán các loại gia cầm, chim không rõ nguồn gốc, xuất xứ.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Đầu Ra Cho Chuối Tiêu Hồng Tìm Đầu Ra Cho Chuối Tiêu Hồng

Việc đưa cây chuối tiêu hồng có giá trị kinh tế vào trồng ở vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam) đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân nơi đây. Thế nhưng, trên thực tế việc trồng tập trung và đầu ra cho sản phẩm chuối lại đang gặp rất nhiều khó khăn.

26/10/2013
Bưởi Năm Roi Trúng Mùa, Được Giá Bưởi Năm Roi Trúng Mùa, Được Giá

Người trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đang tỏ ra phấn khởi khi mùa bưởi năm nay, trúng mùa, tốt giá...

26/10/2013
Trên 7.200 Ha Thanh Long Được Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP Trên 7.200 Ha Thanh Long Được Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).

26/10/2013
Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

28/10/2013
Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

28/10/2013