Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến cây chùm ngây thành món trà ngọt độc đáo

Biến cây chùm ngây thành món trà ngọt độc đáo
Ngày đăng: 03/08/2015

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phúng (xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa) được nhà nông ở nhiều nơi biết đến là người có công tạo ra một số giống cây có giá trị.

Anh dùng phương pháp giâm cành và ươm hạt, tạo ra gần 5.000 cây hoa anh đào có chất lượng và cung cấp cho cả nước. Cũng chính anh đã nghiên cứu giống cây chùm ngây để làm trà ngọt có tên gọi “Trà ngọt Nha Trang Hoàng Hoa Thôn” rất được nhiều người yêu thích.

Đến nhà của Nghệ nhân Phúng trong cái nắng gắt, chúng tôi được chủ nhà mời nhâm nhi ly trà có màu vàng óng ánh. Vị ngọt thanh tao và mát dịu của trà đã làm chúng tôi thấy sảng khoái, mát lạnh. Anh Phúng cho biết, anh đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc mới làm ra được loại trà đặc biệt. Vị trà ngọt này được kết hợp từ 3 loại cây- cỏ ngọt, chùm ngây và hoàn ngọc- trong đó chùm ngây chiếm hơn 60%.

Theo anh Phúng, cây chùm ngây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được người dân trồng nhiều tại các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh và Ninh Hòa. Người dân thường dùng cây  chùm ngây để nấu canh trong các bữa ăn hàng ngày, chưa ai tận dụng hiệu quả loại cây này cho việc mang lại thu nhập cho gia đình. Anh Phúng biết đến giá trị của chùm ngây qua nghiên cứu công trình về các cây thuốc nam của Giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Từ đây, anh nảy sinh ý tưởng dùng chùm ngây chế ra trà. Để có nguồn nguyên liệu dồi dào, anh trồng trên 1ha chùm ngây tại xã Suối Cát, huyện Diên Khánh. Giống cây này sinh trưởng phát triển tốt, trung bình cây có tuổi thọ trên 8 năm tuổi.

Anh Phúng cho biết thêm, cây chùm ngây được tận dụng cả thân, rễ và lá. Chùm ngây trồng khoảng 5 tháng là cho thu hoạch lá và trồng trên 2 năm thì sẽ cho thu hoạch rễ. Hiện anh đang bao tiêu chùm ngây cho nông dân với giá từ 8.000 – 10.000 đồng/kg  tươi để phục vụ cho chế biến trà ngọt. Anh Phúng cho rằng, nếu nông dân chịu khó trồng và chăm sóc chùm ngây chắc chắn sẽ có thu nhập cao gấp 3 -4 lần so với trồng hoa màu. Cơ sở chế biến trà ngọt từ chùm ngây của anh đang tạo công ăn việc làm cho 20 lao động của địa phương, với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Bà Trần Thị Thanh Hằng – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đồng cho biết, cây chùm ngây là loại cây dễ trồng, có thể trồng được với nhiều loại đất trong vườn, quanh hàng rào, dưới tán cây khác và  cho thu nhập tương đối ổn định. Địa phương khuyến khích các hộ nông dân trồng loại cây này.


Có thể bạn quan tâm

​Doanh Nghiệp Anh Đến Tận Vườn Mua Nhãn ​Doanh Nghiệp Anh Đến Tận Vườn Mua Nhãn

Hiện công ty này đang phân phối nhãn từ Thái Lan cho các hệ thống bán lẻ tại Anh và mong muốn đưa trái nhãn VN vào thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Anh nói riêng và châu Âu nói chung thì nhà vườn cần làm theo tiêu chuẩn Global GAP.

15/11/2014
​An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn ​An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.

15/11/2014
Lãng Phí Trên 40.000 Tỷ Đồng/năm Do Thất Thoát Phân Bón Lãng Phí Trên 40.000 Tỷ Đồng/năm Do Thất Thoát Phân Bón

Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.

15/11/2014
Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công

Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.

15/11/2014
Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

17/11/2014