Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến cây chùm ngây thành món trà ngọt độc đáo

Biến cây chùm ngây thành món trà ngọt độc đáo
Ngày đăng: 03/08/2015

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phúng (xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa) được nhà nông ở nhiều nơi biết đến là người có công tạo ra một số giống cây có giá trị.

Anh dùng phương pháp giâm cành và ươm hạt, tạo ra gần 5.000 cây hoa anh đào có chất lượng và cung cấp cho cả nước. Cũng chính anh đã nghiên cứu giống cây chùm ngây để làm trà ngọt có tên gọi “Trà ngọt Nha Trang Hoàng Hoa Thôn” rất được nhiều người yêu thích.

Đến nhà của Nghệ nhân Phúng trong cái nắng gắt, chúng tôi được chủ nhà mời nhâm nhi ly trà có màu vàng óng ánh. Vị ngọt thanh tao và mát dịu của trà đã làm chúng tôi thấy sảng khoái, mát lạnh. Anh Phúng cho biết, anh đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc mới làm ra được loại trà đặc biệt. Vị trà ngọt này được kết hợp từ 3 loại cây- cỏ ngọt, chùm ngây và hoàn ngọc- trong đó chùm ngây chiếm hơn 60%.

Theo anh Phúng, cây chùm ngây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được người dân trồng nhiều tại các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh và Ninh Hòa. Người dân thường dùng cây  chùm ngây để nấu canh trong các bữa ăn hàng ngày, chưa ai tận dụng hiệu quả loại cây này cho việc mang lại thu nhập cho gia đình. Anh Phúng biết đến giá trị của chùm ngây qua nghiên cứu công trình về các cây thuốc nam của Giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Từ đây, anh nảy sinh ý tưởng dùng chùm ngây chế ra trà. Để có nguồn nguyên liệu dồi dào, anh trồng trên 1ha chùm ngây tại xã Suối Cát, huyện Diên Khánh. Giống cây này sinh trưởng phát triển tốt, trung bình cây có tuổi thọ trên 8 năm tuổi.

Anh Phúng cho biết thêm, cây chùm ngây được tận dụng cả thân, rễ và lá. Chùm ngây trồng khoảng 5 tháng là cho thu hoạch lá và trồng trên 2 năm thì sẽ cho thu hoạch rễ. Hiện anh đang bao tiêu chùm ngây cho nông dân với giá từ 8.000 – 10.000 đồng/kg  tươi để phục vụ cho chế biến trà ngọt. Anh Phúng cho rằng, nếu nông dân chịu khó trồng và chăm sóc chùm ngây chắc chắn sẽ có thu nhập cao gấp 3 -4 lần so với trồng hoa màu. Cơ sở chế biến trà ngọt từ chùm ngây của anh đang tạo công ăn việc làm cho 20 lao động của địa phương, với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Bà Trần Thị Thanh Hằng – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đồng cho biết, cây chùm ngây là loại cây dễ trồng, có thể trồng được với nhiều loại đất trong vườn, quanh hàng rào, dưới tán cây khác và  cho thu nhập tương đối ổn định. Địa phương khuyến khích các hộ nông dân trồng loại cây này.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang) Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang)

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.

03/06/2013
Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu đã khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Thu đông 2013, với mong muốn thu hoạch lúa trước khi lũ về. Điều này, đặt ra nhiều lo lắng cho ngành chức năng về khả năng ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh.

04/06/2013
Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

06/06/2013
Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...

06/06/2013
Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Chưa Chịu Bán Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Chưa Chịu Bán

Người dân nuôi cá điêu hồng ở Lai Vung (Đồng Tháp) rất phấn khởi vì chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg và giá đang tiếp tục tăng, hiện đang ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg (loại 2 con/kg trở lên). Với mức giá này, người nuôi cá điêu hồng sẽ đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.

08/06/2013