Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bianfishco Thỏa Thuận Phương Án Trả Nợ

Bianfishco Thỏa Thuận Phương Án Trả Nợ
Ngày đăng: 19/04/2012

Ngày 18/4, tại KCN Trà Nóc I (Cần Thơ), Công đoàn các KCN & Chế xuất Trà Nóc (Cần Thơ) và Cty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) tổ chức cuộc họp với các đối tác và đại diện các hộ nông dân bán cá tra.

Ông Trần Văn Trí, người được ủy quyền đại diện Bianfishco, cho biết, sau khi trình bày tình hình nợ và những đề xuất với các cấp các ngành, ngày hôm nay (19/4) Cty sẽ họp mặt với các đối tác và dân bán cá tra để báo tin vui là đã có hướng mở về các phương án trả nợ tiền cá tra.

Hôm qua đoàn công tác Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính) do ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ; đồng thời khảo sát vùng nuôi cá nhằm giải quyết những khoản nợ của Bianfishco. Trong đó, nội dung cuộc họp nhằm thỏa thuận bước đầu về phương án trả nợ với tất cả các hộ bán cá tra cho Bianfishco; đồng thời sẽ thực hiện tái cấu trúc Cty để tiếp tục hoạt động trở lại.

Đặc biệt, trong các giải pháp tái cấu trúc Bianfishco đề nghị sẽ tiến hành nhanh, trong đó có trả lương công nhân, để công nhân không phải nghỉ và tìm việc ở nhà máy khác. Theo ông Trí, thời gian qua Bianfishco rất khó khăn, chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề nợ tiền dân bán cá. Sau khi trả nhiều đợt, số tiền nợ cá tra của các hộ dân giảm còn khoảng 200 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, ông Thái Bá Thi đại diện một số hộ bán cá tra chưa thu hết nợ đặt vấn đề tiền lãi sau thời gian nợ kéo dài. Tuy nhiên cũng có ý kiến của dân bán cá đề nghị chia sẻ khó khăn với Bianfishco, có thể bàn trả lãi một phần hoặc chỉ trả đủ số tiền nợ mà không tính lãi. Theo ông Trí kể từ ngày 19/4 Bianfishco sẽ tiến hành đối chiếu nợ với các hộ bán cá tra để sớm báo cáo với Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

27/11/2015
Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

27/11/2015
Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

27/11/2015
Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

27/11/2015
Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg

27/11/2015