Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Quyết Trống Mía To, Đẹp Của Ông Tân Ở Hòa Bình

Bí Quyết Trống Mía To, Đẹp Của Ông Tân Ở Hòa Bình
Ngày đăng: 28/01/2013

Tuy không phải là “đại gia” về nhiều đất, nhiều mía nhưng thương lái buôn mía ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đều biết đến tiếng ông Lê Thanh Tân ở khu 7. Tiếng của ông không phải đất rộng, nhiều mía mà là lúc nào vườn mía của ông đứng đầu bởi cây mía to, đều, màu đẹp.

Năm 1983, ông Tân vào làm công nhân Nông trường Cao Phong. Ngoài công việc ở nông trường, ông nhận thêm đất, vay vốn trồng mía phát triển kinh tế. Những năm đầu chưa có kinh nghiệm, ông học hỏi những người xung quanh. Tuy nhiên, ngày đó, cây mía mới trồng ở Cao Phong nên không có nhiều kinh nghiệm. Khi thu hoạch, các thương lái vào vườn hay chê mía “chân hương” (gốc nhỏ, ngọn to) và màu không đẹp. Khắc phục những kỹ thuật đó, ông tìm đọc những tài liệu nông nghiệp về cây mía và thử nghiệm những kỹ thuật, cách chăm bón của mình bằng nhiều hình thức. Sau nhiều năm, ông đã tìm ra kỹ thuật chăm sóc cây mía để có được cây mía đẹp.

Đưa chúng tôi đi thăm vườn mía, ông Tân tâm sự: nhiều người cứ bảo tôi có bí quyết gì không? Tôi bảo chẳng có gì, quan trọng nhất là phải chăm sóc cho mía làm sao đúng - đủ - kịp thời. Quả thật, đi thăm hết vườn mía của ông dù là mía năm đầu nhưng hiếm gặp cây mía nào bị “chân hương” và bị “mèo cào” (bón nhiều vôi). Cây mía thẳng tắp, dưới chân không còn lá mía lạo xạo. Theo kinh nghiệm của ông, đến thời kỳ sinh trưởng, quan trọng bón phân đúng thời điểm nhất là lúc “la chân” (bóc lá đầu tiên cho mía) và bón sao cho đủ phân để nuôi dưỡng, đồng thời khi phát hiện sâu bệnh phải phun khẩn trương để dập bệnh ngay. Lúc bắt đầu trồng, đào rãnh phơi ải khoảng nửa tháng, lúc đó, đất được nghỉ ngơi phơi nắng chết vi khuẩn có hại cho cây trồng.

Khi Nông trường có chủ trương giao đất cho công nhân, ông nhận hơn 2 ha trồng mía. Cây mía nhiều năm nay theo thăng trầm của thị trường, có năm bán chẳng ai mua. Tuy nhiên, vườn của ông lúc nào cũng bán được tuy không được giá. Ông cho biết: Như năm 1999 và năm 2000, giá mía rớt thảm từ 1000 đồng/cây xuống còn 300 đồng/cây, nhiều nhà không bán được. Nhà tôi bán được nhưng lỗ vài chục triệu đồng. Những năm đó, nhiều hộ gia đình nản bỏ trồng mía nhưng ông vẫn trồng bởi ông nghĩ mía là cây thực phẩm sạch, sau này, thị trường sẽ chấp nhận. Những rủi ro là do thời tiết không ủng hộ. Trong những năm gần đây, cây mía ngày càng được thị trường ưa chuộng, mỗi năm, gia đình ông thu nhập từ mía trên 200 triệu đồng. Cùng với cam, vụ mía năm nay được giá hơn mọi năm có thương lái vào trả giá trung bình 5.000 đồng/cây nhưng ông vẫn chưa muốn bán. Ngoài trồng mía, ông còn trồng cam và nuôi cá. Ông cho biết: Cây mía là cây ngắn ngày cho thu nhập cao và nó là cây “nuôi ” cây cam. Hiện nay, diện tích trồng mía của tôi đã trồng xen cam. Khi nào hết chu kỳ thu hoạch mía thì cam cho thu hoạch. Như vậy, mình tận dụng được hết đất và không để đất nghỉ ngơi.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Tân còn đi đầu tuyên truyền những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Ông luôn giúp đỡ, hướng dẫn cách làm mới cho bà con trồng mía ở Cao Phong.

 


Có thể bạn quan tâm

Bao Tiêu 7.000 Ha Lúa Đông Xuân Bao Tiêu 7.000 Ha Lúa Đông Xuân

Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.

17/12/2014
Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Cho Từng Ngành Hàng Nông Sản Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Cho Từng Ngành Hàng Nông Sản

Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.

17/12/2014
Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp

Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.

18/12/2014
Lập Nghiệp Từ Cánh Đồng Hoang Lập Nghiệp Từ Cánh Đồng Hoang

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.

18/12/2014
Ia Grai (Gia Lai) Đầu Tư Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Ia Bă Ia Grai (Gia Lai) Đầu Tư Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Ia Bă

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

18/12/2014