Bí quyết thu nhập trăm triệu mỗi năm ở vùng đất đồi gò

Nhập ngũ năm 1986, sau 3 năm tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1989 anh Lộc xuất ngũ trở về địa phương.
Trở về với đồi chè và chăn nuôi nhỏ lẻ, kinh tế gia đình anh Lộc cũng chỉ đủ ăn.
Năm 2006, anh quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn.
Với nguồn vốn ban đầu, anh Lộc đã mua 10 lợn nái siêu nạc.
Trước đó, anh đi tham quan, học tập kiến thức, kỹ năng nuôi lợn an toàn ở nhiều trang trại lớn trong vùng.
Với đàn lợn nái này, mỗi năm đẻ khoảng 200 lợn con.
Từ 200 lợn con, anh Lộc nuôi thành lợn thịt thương phẩm.
Cũng giống như nhiều người chăn nuôi khác, từ khi lợn con ra đời, anh luôn đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vaccine để lợn có đủ sức đề kháng, tránh được những dịch bệnh thông thường.
Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt thương phẩm đã giúp anh Lộc lãi ròng 200 triệu đồng/năm.
Kinh tế gia đình anh trở nên khá giả hẳn.
Tận dụng địa hình đồi gò, không gian thoáng đãng, bên cạnh nuôi lợn, anh Lộc còn gây dựng mô hình nuôi gà thịt thương phẩm.
Giống gà anh chọn nuôi là gà ri lai phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện chăn thả ở địa phương.
Mỗi năm anh nuôi hai lứa gà, mỗi lứa từ 1.000 - 1.500 con.
Gà nuôi có trọng lượng khoảng 2kg hoặc hơn 2kg là anh xuất bán.
Gà nuôi thả đồi nên chất lượng thịt thơm ngon, luôn được các thương lái ưa chuộng.
Cùng với chăn nuôi, năm 2011 qua nghe đài, đọc báo, anh Lộc trồng hàng trăm gốc chanh.
Như tính toán của anh, cây chanh bén rễ và tỏ ra rất thích hợp với vùng đất đồi gò và cho quả sai.
“Trồng cây gì, nuôi con gì, trước tiên nông dân phải học mới thành công” - anh Lộc chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 1.200 hộ dân phát triển nghề đặt trúm truyền thống. Đây là nghề ra đời và tồn tại hàng trăm năm nay.

Ruộng đồng khô hạn kéo dài và chuột cắn lúa non trên diện rộng khiến nhiều nông dân tại miền Trung bỏ lúa trồng các loại hoa màu chịu hạn để mong có cái ăn, cái mặc. Cùng lúc, nông dân Trần Văn Cạn, thôn Nam Phù, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế có cách diệt chuột độc đáo đang được nhân rộng.

Anh Trần Quốc Việt, cư ngụ tại ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) là người thành công với mô hình đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 05 ha. Nhờ biết tận dụng diện tích đất sẵn có và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm nên anh đã thực hiện mô hình sản xuất tổng hợp: 02 vụ tôm sú kết hợp 01 vụ cua, cá rô phi; 01 vụ lúa kết hợp với tôm càng xanh; nuôi cá sấu, cá bống tượng, mỗi năm thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng.

Gia đình anh Châu Văn Phương ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có truyền thống trồng mía, nhưng mấy năm nay giá cả bấp bênh, đời sống gia đình khó khăn. Được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại giống ớt sừng vàng châu Phi ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình đã nhập nuôi khảo nghiệm và nhân giống thành công gà Sao thương phẩm (hay còn gọi là sao Lôi, gà Nhật, gà Phi hay chim trĩ châu Phi).