Bí quyết thu nhập trăm triệu mỗi năm ở vùng đất đồi gò

Nhập ngũ năm 1986, sau 3 năm tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1989 anh Lộc xuất ngũ trở về địa phương.
Trở về với đồi chè và chăn nuôi nhỏ lẻ, kinh tế gia đình anh Lộc cũng chỉ đủ ăn.
Năm 2006, anh quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn.
Với nguồn vốn ban đầu, anh Lộc đã mua 10 lợn nái siêu nạc.
Trước đó, anh đi tham quan, học tập kiến thức, kỹ năng nuôi lợn an toàn ở nhiều trang trại lớn trong vùng.
Với đàn lợn nái này, mỗi năm đẻ khoảng 200 lợn con.
Từ 200 lợn con, anh Lộc nuôi thành lợn thịt thương phẩm.
Cũng giống như nhiều người chăn nuôi khác, từ khi lợn con ra đời, anh luôn đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vaccine để lợn có đủ sức đề kháng, tránh được những dịch bệnh thông thường.
Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt thương phẩm đã giúp anh Lộc lãi ròng 200 triệu đồng/năm.
Kinh tế gia đình anh trở nên khá giả hẳn.
Tận dụng địa hình đồi gò, không gian thoáng đãng, bên cạnh nuôi lợn, anh Lộc còn gây dựng mô hình nuôi gà thịt thương phẩm.
Giống gà anh chọn nuôi là gà ri lai phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện chăn thả ở địa phương.
Mỗi năm anh nuôi hai lứa gà, mỗi lứa từ 1.000 - 1.500 con.
Gà nuôi có trọng lượng khoảng 2kg hoặc hơn 2kg là anh xuất bán.
Gà nuôi thả đồi nên chất lượng thịt thơm ngon, luôn được các thương lái ưa chuộng.
Cùng với chăn nuôi, năm 2011 qua nghe đài, đọc báo, anh Lộc trồng hàng trăm gốc chanh.
Như tính toán của anh, cây chanh bén rễ và tỏ ra rất thích hợp với vùng đất đồi gò và cho quả sai.
“Trồng cây gì, nuôi con gì, trước tiên nông dân phải học mới thành công” - anh Lộc chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Đậu cove (còn gọi là đậu que) là một trong những loại đậu rau quan trọng vì phân bố rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và tạo ra nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ.

Nuôi tôm nước lợ mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp, cùng với đó là thời tiết diễn biến khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng nuôi tôm. Chính vì vậy, việc áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học VietGAP được xem là giải pháp đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

Ở Phú Quý (Bình Thuận), trước đây cá chình chẳng có giá trị nhiều về mặt kinh tế. Thỉnh thoảng ngư dân bắt làm mồi lai rai. Gần đây, cá trở nên có giá nhờ vào xuất khẩu. Một số hộ dân đã “phất” lên nhờ nuôi chình.

Nuôi cá lăng đuôi đỏ bằng bè lồng của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk đang là một trong những mô hình được mọi người quan tâm học hỏi, bởi giá trị kinh tế cao, thu nhập hàng năm lên tới cả tỷ đồng.

Ngoài khó khăn do chi phí tăng cao, phải cho tàu nằm bờ, hiện các tập đoàn đánh cá lớn ở Hải Phòng còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động nghề cá, đặc biệt là lao động có khả năng làm việc trên các tàu vươn khơi xa, khai thác tại vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc bộ.