Bí quyết thu nhập trăm triệu mỗi năm ở vùng đất đồi gò

Nhập ngũ năm 1986, sau 3 năm tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1989 anh Lộc xuất ngũ trở về địa phương.
Trở về với đồi chè và chăn nuôi nhỏ lẻ, kinh tế gia đình anh Lộc cũng chỉ đủ ăn.
Năm 2006, anh quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn.
Với nguồn vốn ban đầu, anh Lộc đã mua 10 lợn nái siêu nạc.
Trước đó, anh đi tham quan, học tập kiến thức, kỹ năng nuôi lợn an toàn ở nhiều trang trại lớn trong vùng.
Với đàn lợn nái này, mỗi năm đẻ khoảng 200 lợn con.
Từ 200 lợn con, anh Lộc nuôi thành lợn thịt thương phẩm.
Cũng giống như nhiều người chăn nuôi khác, từ khi lợn con ra đời, anh luôn đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vaccine để lợn có đủ sức đề kháng, tránh được những dịch bệnh thông thường.
Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt thương phẩm đã giúp anh Lộc lãi ròng 200 triệu đồng/năm.
Kinh tế gia đình anh trở nên khá giả hẳn.
Tận dụng địa hình đồi gò, không gian thoáng đãng, bên cạnh nuôi lợn, anh Lộc còn gây dựng mô hình nuôi gà thịt thương phẩm.
Giống gà anh chọn nuôi là gà ri lai phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện chăn thả ở địa phương.
Mỗi năm anh nuôi hai lứa gà, mỗi lứa từ 1.000 - 1.500 con.
Gà nuôi có trọng lượng khoảng 2kg hoặc hơn 2kg là anh xuất bán.
Gà nuôi thả đồi nên chất lượng thịt thơm ngon, luôn được các thương lái ưa chuộng.
Cùng với chăn nuôi, năm 2011 qua nghe đài, đọc báo, anh Lộc trồng hàng trăm gốc chanh.
Như tính toán của anh, cây chanh bén rễ và tỏ ra rất thích hợp với vùng đất đồi gò và cho quả sai.
“Trồng cây gì, nuôi con gì, trước tiên nông dân phải học mới thành công” - anh Lộc chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), cứ cách vài km chúng tôi lại bắt gặp những khoảng sân phơi lúa rộng mênh mông, trải dài từng liếp vàng tươi trông rất đẹp mắt.

Không sản xuất chạy theo số lượng, cắt một phần diện tích lúa để chuyển đổi sang cây trồng khác, chấm dứt kiểu sản xuất tự cung, tự cấp… là những nội dung ngành nông nghiệp VN sẽ phải thay đổi.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Đài Nam, Đài Loan đã phát triển phương pháp chuỗi phản ứng polymerase (PCR) để phát hiện Hội chứng chết sớm (EMS) ở tôm dựa trên những báo cáo nhanh

Năm 2010 cả nước có 291 nhà máy chế biến XK cá tra, đến 2014 còn 170 nhà máy và hiện nay còn 53 nhà máy nhưng hoạt động chưa hết công sức, chỉ ở mức 60-70%.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện đã thả giống được gần 250 ha tôm, bao gồm thâm canh và bán thâm canh, tập trung nhiều ở huyện Tân Phú Đông, đạt 10% tổng diện tích thả giống theo kế hoạch năm 2014.