Bí Quyết Nuôi Và Làm Giàu Từ Ếch

Để nuôi ếch, bà con phải xây dựng các khu nuôi. Nếu là ao thì xung quanh ao phải xây tường cao để ếch không nhảy ra.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi biên giới Việt - Trung mở cửa, rất nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam được ồ ạt đưa sang nước bạn, trong đó có con ếch. Lái buôn vét hết ếch ở tất cả các tỉnh để đưa sang Trung Quốc.
Gia đình anh Sơn là nơi tập kết ếch để trữ rồi đưa qua biên giới. Lúc đó nhà anh ở Hiệp Hòa (Bắc Giang). Anh phải mày mò tìm cách để giữ được ếch qua nhiều ngày. Chúng tôi đã tới tìm hiểu và phối hợp với anh xây dựng nên quy trình nuôi ếch. Năm 1992, cuốn “Kỹ thuật nuôi ếch” do KS Phạm Báu và chúng tôi viết đã phổ biến rộng rãi nghề nuôi ếch trong cả nước.
Sau khi nuôi 2,5 đến 3 tháng, mỗi con ếch có thể đạt tới 3 lạng.
Tới năm 2000, kỹ thuật nuôi ếch bằng lồng từ Thái Lan lan sang Việt Nam, càng làm cho nghề nuôi ếch trở nên sôi động...
Ếch là loài lưỡng cư: “Lưỡng” là 2, còn “cư” là nơi ở. Có nghĩa là, ếch vừa ở dưới nước, vừa ở trên cạn. Trong thực tế, ếch ở trên cạn nhiều hơn. Nó nằm trong các hang hốc (hay còn gọi là “mà”) có độ ẩm cao. Ếch có phổi nhưng hô hấp chủ yếu là qua da. Da ếch luôn luôn ướt, nếu da khô là ếch chết. Ếch hút nước và bài tiết qua da.
Trong tự nhiên, ếch ăn mồi động. Nó bắt các loại côn trùng, tôm, cá, cua... Nhưng khi nuôi, chúng ta luyện cho nó ăn tĩnh. Việc luyện này không khó, chỉ mất 1-2 ngày.
Ếch không chịu được rét. Khi nhiệt độ bên ngoài xuống dưới 20oC là chúng tìm tới các hang, hốc để chui vào tránh rét. Ở phía Bắc, ếch thường ngủ đông. Giấc ngủ kéo dài suốt mùa đông. Khi ấm lên, nó mới mò ra, đi kiếm ăn.
Để nuôi ếch, bà con phải xây dựng các khu nuôi. Nếu là ao thì xung quanh ao phải xây tường cao để ếch không nhảy ra. Nếu là vườn thì ngoài việc xây tường xung quanh, ta phải đào trong vườn những hố nước hoặc các mương nước. Nếu nuôi lồng thì phải chuẩn bị lồng bằng lưới cước, phổ biến là loại kích cỡ rộng 2m, dài 3m và cao 1,2m. Lồng được căng trên mặt ao. Bà con cần đóng cọc để kéo căng lồng ra, đáy lồng sát mặt nước. Chúng ta nên dùng các tấm xốp luồn xuống nước để đỡ đáy lồng luôn nổi trên mặt nước.
Bà con có thể mua ếch giống từ các cơ sở chuyên sản xuất giống. Ếch con (được gọi là ếch cốm) chỉ to bằng đốt tay. Ta nuôi chúng chỉ độ 2,5-3 tháng là bán được, lúc này mỗi con có thể đạt 3 lạng.
Lâu nay, bà con vẫn dùng thức ăn viên của cá để cho ếch ăn. Hiện nay, một số nhà máy (như ở Công ty DABACO) đã sản xuất riêng loại thức ăn cho ếch.
Nuôi ếch không khó. Bà con nên tìm đọc cuốn “Nghề nuôi ếch” trong bộ sách “1.000 nghề cho nông dân” mà NXB Nông nghiệp phát hành để biết thêm về việc nuôi ếch.
Có thể bạn quan tâm
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.

Cty FrieslandCampina Việt Nam vừa khánh thành vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam) sau gần 1 năm xây dựng.

Cty CP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco) và Cty CP Việt - Pháp SX thức ăn gia súc (Proconco) vừa phối hợp tổ chức hội nghị “Khoa học cám bổ sung Bio-zeemTM - Đột phá trong công nghệ chăn nuôi”.

Năm nay người nông dân trồng khoai sáp ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thua lỗ nặng vì khoai mất mùa, mất giá.