Bí Quyết Nuôi Và Làm Giàu Từ Ếch

Để nuôi ếch, bà con phải xây dựng các khu nuôi. Nếu là ao thì xung quanh ao phải xây tường cao để ếch không nhảy ra.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi biên giới Việt - Trung mở cửa, rất nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam được ồ ạt đưa sang nước bạn, trong đó có con ếch. Lái buôn vét hết ếch ở tất cả các tỉnh để đưa sang Trung Quốc.
Gia đình anh Sơn là nơi tập kết ếch để trữ rồi đưa qua biên giới. Lúc đó nhà anh ở Hiệp Hòa (Bắc Giang). Anh phải mày mò tìm cách để giữ được ếch qua nhiều ngày. Chúng tôi đã tới tìm hiểu và phối hợp với anh xây dựng nên quy trình nuôi ếch. Năm 1992, cuốn “Kỹ thuật nuôi ếch” do KS Phạm Báu và chúng tôi viết đã phổ biến rộng rãi nghề nuôi ếch trong cả nước.
Sau khi nuôi 2,5 đến 3 tháng, mỗi con ếch có thể đạt tới 3 lạng.
Tới năm 2000, kỹ thuật nuôi ếch bằng lồng từ Thái Lan lan sang Việt Nam, càng làm cho nghề nuôi ếch trở nên sôi động...
Ếch là loài lưỡng cư: “Lưỡng” là 2, còn “cư” là nơi ở. Có nghĩa là, ếch vừa ở dưới nước, vừa ở trên cạn. Trong thực tế, ếch ở trên cạn nhiều hơn. Nó nằm trong các hang hốc (hay còn gọi là “mà”) có độ ẩm cao. Ếch có phổi nhưng hô hấp chủ yếu là qua da. Da ếch luôn luôn ướt, nếu da khô là ếch chết. Ếch hút nước và bài tiết qua da.
Trong tự nhiên, ếch ăn mồi động. Nó bắt các loại côn trùng, tôm, cá, cua... Nhưng khi nuôi, chúng ta luyện cho nó ăn tĩnh. Việc luyện này không khó, chỉ mất 1-2 ngày.
Ếch không chịu được rét. Khi nhiệt độ bên ngoài xuống dưới 20oC là chúng tìm tới các hang, hốc để chui vào tránh rét. Ở phía Bắc, ếch thường ngủ đông. Giấc ngủ kéo dài suốt mùa đông. Khi ấm lên, nó mới mò ra, đi kiếm ăn.
Để nuôi ếch, bà con phải xây dựng các khu nuôi. Nếu là ao thì xung quanh ao phải xây tường cao để ếch không nhảy ra. Nếu là vườn thì ngoài việc xây tường xung quanh, ta phải đào trong vườn những hố nước hoặc các mương nước. Nếu nuôi lồng thì phải chuẩn bị lồng bằng lưới cước, phổ biến là loại kích cỡ rộng 2m, dài 3m và cao 1,2m. Lồng được căng trên mặt ao. Bà con cần đóng cọc để kéo căng lồng ra, đáy lồng sát mặt nước. Chúng ta nên dùng các tấm xốp luồn xuống nước để đỡ đáy lồng luôn nổi trên mặt nước.
Bà con có thể mua ếch giống từ các cơ sở chuyên sản xuất giống. Ếch con (được gọi là ếch cốm) chỉ to bằng đốt tay. Ta nuôi chúng chỉ độ 2,5-3 tháng là bán được, lúc này mỗi con có thể đạt 3 lạng.
Lâu nay, bà con vẫn dùng thức ăn viên của cá để cho ếch ăn. Hiện nay, một số nhà máy (như ở Công ty DABACO) đã sản xuất riêng loại thức ăn cho ếch.
Nuôi ếch không khó. Bà con nên tìm đọc cuốn “Nghề nuôi ếch” trong bộ sách “1.000 nghề cho nông dân” mà NXB Nông nghiệp phát hành để biết thêm về việc nuôi ếch.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các cơ quan chức năng khẳng định thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhưng hiện tượng trái cây Trung Quốc đội lốt trái cây Mỹ hoặc VN vẫn tràn lan trên thị trường.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết việc xuất khẩu trái cây sang Mỹ không hề đơn giản. Trái cây Việt đủ điều kiện sang Mỹ phải vượt qua những rào cản kỹ thuật rất khắt khe được Bộ Nông nghiêp Mỹ đưa ra.

Cụ thể, trong tháng 8/2014 , khối lượng nhập khẩu phân bón các loại đạt 397 nghìn tấn với giá trị 118 triệu USD. Tính trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khoảng 2,57 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 806 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và 28,6% về giá trị so với cùng kỳ 2013.

Trong trường hợp, các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ NN&PTNN quyết định.

Cụ thể như cà chua 10.000 đồng/kg, bầu bí 8.000-10.000đồng/kg, khoai tây Đà Lạt 30.000đồng/kg. Các tiểu thương cho biết hiện nay khoai tây Đà Lạt đang có là trồng trái mùa, lượng hàng không có nhiều như trong mùa nên trên thị trường phần lớn là khoai tây Trung Quốc, giá khoảng 20.000 đồng/kg. Đặc biệt hành tây ở thị trường hiện nay là Trung Quốc giá 18.000-20.000đồng/kg, vì hàng Đà Lạt đã hết mùa.