Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Bí Quyết Nuôi Tôm Giỏi

Bí Quyết Nuôi Tôm Giỏi
Ngày đăng: 31/07/2011

1. Hàng ngày: ghi chép đầy đủ những hiện tượng không bình thường của tôm và số lượng tôm bệnh hoặc chết ở gần bờ. Cần vớt số tôm chết lên và chôn chúng ở một nơi cách xa các ao tôm.

2. Hàng tuần: bắt lấy 10 con tôm để kiểm tra xem vỏ hoặc mang của tôm có bị bẩn không. Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước. Sau đó thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

3. Nếu không thấy có tôm bệnh và sau khi thả tôm giống được 3 – 4 tuần mà tôm vẫn bơi quanh bờ ao, cần kiểm tra lớp đất ở đáy ao xem có màu đen hoặc có tảo không. Nếu có, vớt sạch tảo từ đáy ao, giảm lượng thức ăn và thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho một ha ao. Nếu đáy ao bình thường, tăng thêm một ít thức ăn.

4. Nếu tôm có bệnh hay tôm chết ở bờ ao, hoặc thấy tôm bị nhiễm bệnh phân trắng, cần kiểm tra xem vỏ hoặc mang tôm có bẩn không. Nếu có, không nên dùng thuốc để xử lý mà cần giảm lượng thức ăn cho tôm và thay 15 – 20 cm nước. Sau đó rải đều bột đá xuống nước theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

5. Nếu sau bước thứ 4 mà vẫn thấy nhiều tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy dùng vó sạch và khô để vớt tôm. Nếu thấy hơn 50% tôm không ăn, cần xem xét thu hoạch.

6. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết không được tháo nước ao và thông báo cho các chủ ao khác xung quanh biết. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy thu hoạch tôm ngay nhưng không được tháo nước ao. Nếu số tôm chết giảm dần và ngừng hẳn trong vòng 10 ngày, có thể tiến hành thay nước ao.

7. Nếu thấy tôm bệnh hoặc tôm chết sau khi trời mưa và đất ao có chất phèn, lập tức bón thêm vôi bột cho ao (100 – 200 kg/ha) và rắc vôi quanh bờ ao. Cần hỏi ı kiến cán bộ khuyến ngư để đo độ pH và độ mặn của nước xem có cần bổ sung quanh bờ ao trước khi mưa.

8. Không chuyển tôm hoặc nước từ ao bệnh sang các ao khác.

9. Nếu thấy tôm bơi quanh bờ ao vào buổi sáng sớm, cần thay ngay 15 – 20 cm nước, giảm lượng thức ăn và tăng cường quạt nước.

10. Nếu thấy tôm bệnh hoặc chết trong quá trình nuôi hãy đọc kỹ những bước trên để đề phòng các vấn đề xảy ra trong vụ nuôi tiếp theo


Có thể bạn quan tâm

Phương pháp nuôi tôm an toàn trong mùa mưa Phương pháp nuôi tôm an toàn trong mùa mưa

Vào mùa mưa, các yếu tố môi trường ao nuôi có thể bị thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi tôm cần lưu ý để có cách xử lý

26/10/2017
Cách bổ sung Vitamin C cho tôm, cá Cách bổ sung Vitamin C cho tôm, cá

Vitamin C là một trong những nhân tố thiết yếu hỗ trợ tôm, cá sinh trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch; rất cần thiết trong giai đoạn chuyển mùa.

26/10/2017
Nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến cho năng suất cao Nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến cho năng suất cao

Tại Cà Mau, bà con nông dân tiếp cận kỹ thuật nuôi tôm theo hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp năng suất tôm sú tăng cao rất khả quan.

30/11/2017
Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng

30/11/2017
Quản lý yếu tố môi trường để tăng năng suất nuôi tôm sú Quản lý yếu tố môi trường để tăng năng suất nuôi tôm sú

Yếu tố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nuôi tôm sú, nhất là khi gặp điều kiện bất lợi năng suất sẽ giảm. Để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi tôm

22/12/2017