Bí Quyết Nuôi Thỏ Lãi Ròng 350 Triệu Đồng/năm

Đầu tư nuôi thỏ, anh Nguyễn Văn Cương (42 tuổi, ở thôn 5, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) đã lãi ròng mỗi năm 350 triệu đồng.
Anh Cương cho hay, trước khi đến với nuôi thỏ, anh làm đủ nghề để sống nhưng vẫn không khá lên được. Trong một lần tình cờ anh lên mạng tìm hiểu, thấy mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh quyết chí làm theo mô hình này với mong ước làm giàu.
Năm 2010, anh vay ngân hàng 250 triệu đồng để đầu tư chuồng trại, con giống, nuôi với quy mô diện tích 200m2.
Ban đầu anh mua 70 con thỏ giống New Zealand từ Bình Định về nuôi. Do anh chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi nên thỏ hay bị bệnh đường ruột, ghẻ... và chết nhiều.
“Không nản, tôi lên mạng tìm hiểu cách chăm sóc sao cho thỏ không bị bệnh, cùng với quan sát kỹ, tôi thấy thỏ cần phải làm chuồng trại sạch sẽ và thức ăn cho chúng không bẩn. Từ đó, tỷ lệ thỏ chết giảm dần”- anh Cương chia sẻ.
Theo anh Cương, thỏ phát triển rất nhanh. Mỗi năm thỏ mẹ đẻ 7 - 8 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Chỉ 2,5 đến 3 tháng kể từ khi sinh, thỏ đã thành mẹ, lúc đó trọng lượng đạt khoảng 2,5 - 3kg/con. Với giá thỏ giống 150.000 - 170.000 đồng/kg, thỏ thịt 85.000 đồng/kg, có thị trường thuận lợi, trang trại của anh xuất bán thường xuyên.
Từ 70 con giống ban đầu, đến nay anh Cương đã nhân giống 150 con thỏ cái và 20 con thỏ đực, trang trại thường xuyên có 1.300 con thỏ thịt và 1.200 thỏ giống để cung cấp ra thị trường. Mỗi năm, anh thu về trên 600 triệu đồng, trừ chi phí lãi 350 triệu đồng.
Chia sẻ thêm về kỹ thuật nuôi thỏ, anh Cương cho biết, chuồng khá đơn giản, chỉ bằng tre hoặc lưới sắt, song yêu cầu phải cao ráo và sạch sẽ, mùa hè thoáng mát, mùa đông kín ấm. Thỏ là loại vật rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh bại huyết (xuất huyết đường ruột). Khi mắc bệnh này, thỏ chết rất nhanh. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng chu đáo. Khi cho thỏ ăn chú ý không để các loại rau thấm nước và bẩn.
Ông Nguyễn Đức Tân - Chủ tịch Hội ND xã Hòa Ninh cho biết, anh Cương đã giúp nhiều bà con kỹ thuật chăn nuôi, phát triển mô hình nuôi thỏ. Cả xã có 20 mô hình nuôi thỏ gia đình và 10 hộ nuôi quy mô lớn. Bà con đang liên kết thành lập hợp tác xã để hỗ trợ lẫn nhau nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào nhà anh Vũ, đập vào mắt tôi là những dãy tủ bằng gỗ có nhiều hộc nhỏ. Cứ tưởng đây là những tủ đựng thuốc nam hay thuốc bắc, hỏi ra mới biết, mỗi hộc tủ ấy là “nhà” của một con rắn hổ hèo...

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.

Tháng tư trời nắng như đổ lửa, trên những ruộng dưa hấu ở các đội Sao Vàng, Truyền Thống, thị trấn Việt Trung (Bố Trạch - Quảng Bình), bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa, chính trong năm. Thời điểm này, điệp khúc “được mùa mất giá” đang hiện hữu nơi đây khi giá dưa hấu đã tụt hơn một nửa so với năm ngoái, đồng thời một số chủ ruộng dưa lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười vì thương lái “bỏ của chạy lấy người”...

Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) Nguyễn Thành Nhơn cho biết vụ xoài thu hoạch sớm năm nay nguồn cung không đủ cầu và có giá cao kỷ lục.

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.