Bí quyết làm giàu của tỷ phú trang trại đa canh

Nuôi lợn siêu nạc là một trong những nguồn thu lớn trong trang trại đa canh của ông Nguyễn Đình Lâm.
Rót nước mời khách, ông Lâm bảo:
“Căn biệt thự này gia đình tôi mới xây hơn 2 tỷ đồng từ vốn làm ăn của vợ chồng tích góp trong nhiều năm qua đấy”. Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, ông Lâm kể: Năm 1990, ông lập gia đình, do hai bên nội ngoại đều nghèo nên vợ chồng ông chỉ có mảnh vườn tạp cằn cỗi. Hai vợ chồng trồng chè, khoai, sắn và chăn nuôi quần quật mà mãi không đủ ăn.
Đúng lúc đó, vào năm 2000, Công ty C.P của Thái Lan về tỉnh xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi và mở rộng trang trại vệ tinh trong huyện. Công ty có cho cán bộ đến tận gia đình đặt vấn đề, muốn đầu tư cho ông chăn nuôi gia công.
Sau nhiều ngày bàn bạc, vợ chồng ông quyết định nhận lời. “Ngay sau đó, tôi phải chạy vạy, xoay xở khắp nơi vay vốn xây chuồng trại hơn 400m2 để nuôi 3.000 con gà” – ông Lâm kể.
Qua 2 đận thất bát do chuồng trại chưa đảm bảo kỹ thuật và ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, ông Lâm đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm và hăng hái học hỏi, bổ túc kỹ năng tay nghề. Nhiều năm sau vợ chồng ông chăn nuôi liên tục có lãi.
Hiện, trung bình mỗi năm trang trại của ông Lâm giao sản lượng trên 100 tấn gà công nghiệp cho công ty, nhận được thù lao trên 300 triệu đồng.
Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, ông Lâm có thêm vốn đầu tư vào chăn nuôi gần 10 bò đẻ, 200 lợn siêu nạc, và nuôi cá. Lãi ròng mỗi năm ông Lâm thu được từ trang trại đa canh đạt hơn 1 tỷ đồng. Ông Lâm cho biết, hiện ông còn đang giữ chức Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chăn nuôi thôn 3/2B với 45 thành viên là các chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt tại thôn.
Có thể bạn quan tâm

Tại khu rẫy trồng ca cao xen chuối và dừa của gia đình ông Lê Công Hậu (thôn Xuân Phú 1, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), những cây ca cao còn thấp nhưng đã có trái. Gia đình ông Hậu là một trong số các hộ dân được đầu tư trồng thử nghiệm cây ca cao khi tham gia đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng trồng cây ca cao tại Khánh Hòa (giai đoạn 1)” do Thạc sĩ Hoàng Vinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) làm chủ nhiệm.

Vụ đông năm nay, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trồng 106 ha dưa chuột bao tử xuất khẩu, tăng hơn 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn dưa bao tử được trồng tập trung với diện tích từ 4 - 7 ha/vùng.

Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Phú Tân và người dân: Nuôi tôm quảng canh cải tiến và sử dụng chế phẩm sinh học mang tính bền vững và an toàn. Nhiều nông dân đã phát triển kinh tế khá từ mô hình này. Cũng theo bà con nông dân, nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp bà con đúc kết kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi, tích lũy vốn để tiến tới nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả hơn.

Mô hình liên kết của HTX Rau sạch Mỹ Hưng (xã Bình Triều, Thăng Bình) được xem là điển hình về xây dựng chuỗi sản phẩm khép kín cho sản xuất nông nghiệp.

Men theo con đường nhỏ quanh co đầy vỏ sò, vỏ ốc, băng qua mấy chiếc cầu khỉ dẫn vào khu đìa tôm, chúng tôi mới đến được các vùng đìa nuôi ốc hương ở phường Ba Ngòi, Cam Linh (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa)…