Bí Quyết Hái Ra Tiền Từ Khu Vườn Nhỏ

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Dù là nghề truyền thống, nhưng do không có vốn nên anh Nhợi không thể làm giàu từ trồng hoa, cây cảnh.
Năm 2006, được cán bộ Hội ND xã hướng dẫn, anh Nhợi làm đơn và được Ngân hàng CSXH huyện Hải Hậu cho vay 20 triệu đồng. Có vốn anh mạnh dạn chuyển đổi 2 sào ruộng vốn cấy lúa kém hiệu quả thành vườn trồng hoa, cây cảnh.
Anh sẻ rãnh nước tiện tưới tiêu cho hoa kết hợp thả cá để thêm thu nhập. Anh trồng các loại hoa đào, quýt cảnh, hoa cúc, hoa ly… Với diện tích 400m2 trồng đào cảnh, năm 2013 anh thu lãi 120 triệu đồng, cao gấp chục lần so với trồng lúa. Ngoài ra, anh còn khoản thu đáng kể từ việc bán hoa ly, hoa cúc hàng ngày.
Nhờ tay nghề vững, kỹ thuật cao, hoa, cây cảnh do anh Nhợi trồng không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn xuất đi nhiều tỉnh khác như Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Nội… Tuy mới đầu năm nhưng anh đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng. “Cứ đà này nếu thời tiết thuận lợi, năm nay vườn hoa, cây cảnh của tôi sẽ cho lãi cao gấp đôi năm ngoái” - anh Nhợi thổ lộ.
Bí quyết thành công của anh nằm ở sự đam mê, kiên trì và tìm tòi không ngừng trong công việc. Để có được vườn cây “hái ra tiền” như hiện nay, anh phải vất vả đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm. Có những cây đào cảnh anh phải mất đến gần chục năm để hoàn thành thế cây. Chính vì vậy anh luôn làm hài lòng những vị khách khó tính nhất.
Không chỉ làm giàu với nghề trồng hoa, cây cảnh anh Nhợi còn nuôi thêm lợn, gà. Trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có 15 – 20 con lợn, hàng trăm con gà. Mỗi năm xuất chuồng 3 lứa lợn, gà, anh bỏ túi gần trăm triệu đồng.
Không giấu nghề, anh Nhợi thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh cho bà con lối xóm.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm ăn của anh Nhợi liên hệ số điện thoại: 01663.967.089.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ cần mua 200kg lươn giống nuôi trong sáu tháng sẽ có lời 100-200 triệu đồng. Lời quảng cáo này đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh đổ nợ.

Hội thảo “Mô hình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn (giổi xanh) năm thứ 2 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh phối hợp xã Thanh Hưng và Thanh Chăn, huyện Điện Biên tổ chức ngày 2/10. Mô hình đầu tư từ nguồn vốn của TTKN Quốc gia, qui mô 28,5ha với 70 hộ tham gia (Thanh Chăn, 14,5ha, 35 hộ; Thanh Hưng 14ha với 35 hộ).

Gia đình ông Sinh có 2,6 hécta cà phê, trước đây, năng suất chỉ đạt hơn 2,5 tấn/hécta. Năm 2012, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống, và năng suất cà phê đã tăng lên trên 3 tấn/hécta. Riêng niên vụ cà phê 2014, năng suất ước đạt trên 3,5 tấn/hécta.

Tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Sông Mây xả ra, một số người dân ở ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom) đã lập trại nuôi cá giống. Mỗi năm các trại cá giống ở đây cung cấp cho thị trường khoảng 400 tấn cá giống các loại.

Đây là mô hình đã được Tín Nghĩa tổ chức thành công ở một số tỉnh, thành, như: Đắk Lắk, Gia Lai…Tại Đồng Nai, mô hình này sẽ được thực hiện thí điểm tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ rồi tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác.