Bị Ngâm Nước Mưa, Dưa Nũng Thối Đầy Ruộng

Chưa năm nào người trồng dưa ở Phú Yên điêu đứng như năm nay, đầu vụ dưa rớt giá, cuối vụ gặp mưa to bị ngập úng, dưa nũng thối. Khi thu hoạch, dưa bán không ai mua, làm thức ăn cho gia súc.
Những cơn mưa lớn trái mùa kéo dài mấy ngày qua đã làm ngập úng các vùng trồng dưa trọng điểm ở TP Tuy Hòa và huyện Tuy An. Người trồng dưa chưa hết ngậm ngùi vì giá thấp, nay... lại “khóc” theo mưa. Chị Dương Thị Quỳnh ở xã An Mỹ (Tuy An) trồng 2 sào dưa gang, chỉ mới bán được 700.000 đồng. “Tôi gánh một gánh dưa gang khoảng 40kg đến đường quốc lộ 1 bán cho thương lái được 15.000 đồng.
Số tiền này chỉ đủ cho con bữa ăn sáng” - chị Quỳnh buồn rầu nói. Cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hải cho hay, thời điểm này năm ngoái giá dưa gang 6.000 đồng/kg, còn năm nay chỉ còn 800 đồng/kg. Còn dưa bom, năm ngoái có giá 8.000 đồng/kg, nay chỉ 3.000 đồng/kg. “Mấy hôm nay gặp mưa, dưa gang chỉ còn 500 đồng/kg, nhưng rất khó bán”, bà Hải than vãn.
Dọc quốc lộ 1, hàng tấn dưa của người dân chất đống chờ khách đi đường mua. Ngồi cả ngày mời mọc, nhưng không ai mua, có người bỏ dưa bên vệ đường về nhà.
Nhiều người trồng dưa ở TP Tuy Hòa và huyện Tuy An phải mót từng trái dưa, mong bán được để kiếm lại ít vốn đầu tư, chứ không mong có lãi. Bà Nguyễn Thị Khả ở xã An Phú (TP Tuy Hòa), rảo quanh ruộng dưa bị nước mưa “ngâm” mấy ngày nay, hái dưa chín và trở những trái dưa còn non cho khỏi nũng thối. “Tôi phải trở những trái dưa non, chứ để nằm một chỗ trên đất ướt thì 2 ngày nữa sẽ thối cả trái.
Ráng làm để gỡ gạc lại ít vốn, vì chỉ tính riêng phân bón và thuốc trừ sâu cho 2 sào dưa, tôi phải bỏ ra 1,5 triệu đồng rồi”, bà Khả nói. Ông Trần Thanh Quận, Phó chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: “Năm nay, nông dân trong xã trồng 10ha dưa. Do thời tiết bất lợi, đầu vụ nắng nóng kéo dài, cuối vụ gặp mưa lớn, khiến người trồng dưa thất thu”.
Theo ông Nguyễn Thanh Trung, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, chỉ tính riêng xã An Mỹ và An Chấn trồng 130ha dưa, năng suất khoảng 40 tấn/ha. Giá dưa thấp, lại bị gặp mưa lớn, khiến nhiều hộ bị lỗ vốn, cuộc sống khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Khi nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu đang gặp khó khăn thì việc đa dạng hóa đối tượng nuôi xuất khẩu trở nên cần thiết. Cá rô phi là một đối tượng xuất khẩu có nhiều tiềm năng.

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (viết tắt là Công ty ATDC, Đà Lạt) đang triển khai chuỗi liên kết chăn nuôi và tiêu thụ giống gà J-Dabaco (thường gọi là “gà đeo kính”) theo hướng an toàn sinh học tại một số tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

Sáng 10/12, tại TPHCM, Ban Quản lý dự án Quản lý bùn thải cá tra ở Việt Nam họp đánh giá một số kết quả ban đầu về nghiên cứu nuôi cá tra tuần hoàn nước và dự kiến kinh phí nghiên cứu giai đoạn 2 của dự án này, trong 2 năm 2014-2015.

Năm 2013, chăn nuôi bò trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục có bước phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng với tổng đàn bò 141.641 con, trong đó bò lai hướng thịt 128.438 con, tăng 7%, đàn bò sữa 13.203 con, tăng 19% so cùng kỳ năm 2012. Đàn bò phát triển mạnh góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi năm 2013 đạt 52,1 % cơ cấu trong nông nghiệp.

Tổ chăn nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp một số hội viên và nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.