Bị hàng xóm cho là dở người khi chặt hồng xiêm trồng bưởi Diễn

Ông Nguyễn Văn Hồng bên những cây bưởi Diễn trĩu quả sắp vào kỳ thu hoạch.
Ông Hồng lý giải: “Tôi về Đông Anh, thấy nhà đứa cháu họ trồng 500 gốc bưởi Diễn mà mỗi năm thu tới 500 triệu đồng thì ham và quyết làm theo”.
Năm 2006, sau khi phá vườn cây ăn quả, ông Hồng bỏ tiền mua gần 30 xe ô tô đất phù sa về cải tạo vườn tược cũng như tăng độ màu mỡ cho đất, trước khi trồng bưởi.
Ông đã nhờ người cháu sang tận xã Phú Diễn (Hà Nội) đặt mua 500 cây bưởi giống.
Suốt 3-4 năm đầu ông Hồng kiên trì chăm chút vườn bưởi.
Số tiền tích cóp mấy trăm triệu đồng ông đổ hết vào vườn bưởi.
Trời đã không phụ công ông, khi bước sang năm thứ 5, tính từ ngày trồng, những cây bưởi bắt đầu cho quả bói.
Ông Hồng kể, vụ thu hoạch bưởi bói đầu tiên ấy, tất cả được khoảng 4.500 quả.
Số tiền 80 triệu đồng thu được từ việc bán bưởi vụ bói là dấu hiệu báo tin mừng ông Hồng đã thành công.
“Vụ bưởi thứ 2 tôi mừng đến rơi nước mắt khi thu được tới hơn 7.000 quả, với giá bán buôn tại vườn là 22.000 đồng/quả, tổng số tiền tôi thu được là hơn 150 triệu đồng.
Sang vụ thứ 3, tổng thu nhập khoảng hơn 200 triệu đồng...”-ông Hồng khoe.
Những tháng cuối năm 2015 này, ông Hồng cho hay, những cây bưởi hiện giờ đã ở tuổi lên 9, cây cao, cành tán tỏa rộng, vì vậy mà lượng quả trên mỗi cây đều rất sai, có cây đạt tới 50-70 quả.
Những cây được coi là đậu ít hoa cũng có tới 30-40 quả… Toàn bộ vườn bưởi của gia đình đã được một thương lái bao tiêu hết.
Theo ước tính của ông Hồng, toàn bộ vườn bưởi với khoảng 25.000 quả sẽ mang lại nguồn thu cho gia đình ông lên tới hơn 650 triệu đồng - một số tiền lớn so với mặt bằng chung thu nhập làm nông nghiệp ở nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.