Bị hàng xóm cho là dở người khi chặt hồng xiêm trồng bưởi Diễn

Ông Nguyễn Văn Hồng bên những cây bưởi Diễn trĩu quả sắp vào kỳ thu hoạch.
Ông Hồng lý giải: “Tôi về Đông Anh, thấy nhà đứa cháu họ trồng 500 gốc bưởi Diễn mà mỗi năm thu tới 500 triệu đồng thì ham và quyết làm theo”.
Năm 2006, sau khi phá vườn cây ăn quả, ông Hồng bỏ tiền mua gần 30 xe ô tô đất phù sa về cải tạo vườn tược cũng như tăng độ màu mỡ cho đất, trước khi trồng bưởi.
Ông đã nhờ người cháu sang tận xã Phú Diễn (Hà Nội) đặt mua 500 cây bưởi giống.
Suốt 3-4 năm đầu ông Hồng kiên trì chăm chút vườn bưởi.
Số tiền tích cóp mấy trăm triệu đồng ông đổ hết vào vườn bưởi.
Trời đã không phụ công ông, khi bước sang năm thứ 5, tính từ ngày trồng, những cây bưởi bắt đầu cho quả bói.
Ông Hồng kể, vụ thu hoạch bưởi bói đầu tiên ấy, tất cả được khoảng 4.500 quả.
Số tiền 80 triệu đồng thu được từ việc bán bưởi vụ bói là dấu hiệu báo tin mừng ông Hồng đã thành công.
“Vụ bưởi thứ 2 tôi mừng đến rơi nước mắt khi thu được tới hơn 7.000 quả, với giá bán buôn tại vườn là 22.000 đồng/quả, tổng số tiền tôi thu được là hơn 150 triệu đồng.
Sang vụ thứ 3, tổng thu nhập khoảng hơn 200 triệu đồng...”-ông Hồng khoe.
Những tháng cuối năm 2015 này, ông Hồng cho hay, những cây bưởi hiện giờ đã ở tuổi lên 9, cây cao, cành tán tỏa rộng, vì vậy mà lượng quả trên mỗi cây đều rất sai, có cây đạt tới 50-70 quả.
Những cây được coi là đậu ít hoa cũng có tới 30-40 quả… Toàn bộ vườn bưởi của gia đình đã được một thương lái bao tiêu hết.
Theo ước tính của ông Hồng, toàn bộ vườn bưởi với khoảng 25.000 quả sẽ mang lại nguồn thu cho gia đình ông lên tới hơn 650 triệu đồng - một số tiền lớn so với mặt bằng chung thu nhập làm nông nghiệp ở nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.

Gần đây, người dân ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã “phát minh” ra một mô hình sản xuất mới bền vững và hiệu quả: nuôi tôm sú - sò huyết