Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Bệnh Viêm Gan Vịt

Bệnh Viêm Gan Vịt
Ngày đăng: 24/08/2013

NGUYÊN NHÂN

Bệnh viêm gan trên vịt do virus (Duck Heapatitis Virus - DHV) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở vịt con, đặc biệt vịt con dưới 3 tuần tuổi, với đặc điểm chính là gan sưng và xuất huyết, tỷ lệ chết cao và truyền lây rất nhanh. Bệnh do 3 tuyp virus gây ra nhưng chủ yếu là tuyp I và tuyp II. Bệnh viêm gan vịt được Levine và Hofstad phát hiện đầu tiên vào năm 1945 tại Mỹ, sau đó bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước thuộc các châu Âu và châu Á.

Tại Việt Nam, từ năm 1978, Trần Minh Châu và cộng sự đã nghi có bệnh viêm gan do virus của vịt. Kể từ đó đến nay, bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở nước ta nhưng ít được quan tâm. Hiện nay, bệnh đang gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh phát triển chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

TRIỆU CHỨNG BỆNH TÍCH

Bệnh xảy ra đột ngột, thời gian nung bệnh ngắn chỉ trong vòng 24 giờ, bệnh lây lan nhanh, vịt chết tập trung vào ngày thứ 2-4 sau khi mắc bệnh, tỷ lệ chết rất cao có khi lên tới 100% ở vịt con.

Đặc trưng của bệnh là vịt bị yếu dần và rối loạn vận động. Vịt bệnh mất thăng bằng, nằm nghiêng về một phía của cơ thể và chân đạp trước khi chết. Khi chết, vịt nằm ở tư thế đầu quay ngược về phía sau. Diễn biến của bệnh xảy ra nhanh khoảng 1 đến 2 giờ.

Bệnh tích đại thể chủ yếu biểu hiện ở gan bị sưng, nhiều xuất huyết điểm và vệt. Lách sưng to và thận sưng lồi, tụ huyết tại các mạch máu của thận.

Có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm gan vịt và dịch tả vịt, tụ huyết trùng và cúm gia cầm.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

+ Khi dịch bệnh chưa xảy ra:

Biện pháp quản lý, đặc biệt là biện pháp an toàn sinh học đóng vai trò quan trọng: kiểm soát nhập đàn, hạn chế nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trại thông qua các phương tiện trung gian và thực hiện tốt vệ sinh và sát trùng chuồng trại.

Ngoài ra, tiêm phòng vacxin như là một biện pháp hỗ trợ nhưng là biện pháp chủ động và hiệu quả nhất. Có 2 loại vacxin viêm gan vịt: Vacxin sống sử dụng cho vịt con và vacxin chết dùng cho vịt đẻ để truyền kháng thể thụ động giúp vịt con bảo hộ 2-3 tuần đầu tiên sau khi ấp nở.

+ Khi dịch bệnh xảy ra:

Thực hiện cách ly, tiêu độc và sát trùng chuồng trại (BENCOCID, NAVETKON-S, NAVET-IODINE), dùng các chế phẩm vitamin C (NAVET-VITAMIN C ANTISTRESS) nhằm tăng cường sức đề kháng, cung cấp các chất cung năng lượng giải độc (GLUCOSE) và các chất điện giải (VITA-ELECTROLYTES).

Vì bệnh diễn tiến rất nhanh nên khi phát hiện bệnh sớm, để điều trị hiệu quả bệnh viêm gan vịt có thể sử dụng các chế phẩm kháng huyết thanh hoặc kháng thể lòng đỏ có chất lượng cao, đặc hiệu kháng với các loại virus đang gây bệnh tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Khôi phục giống vịt bầu Quỳ ở Nghệ An Khôi phục giống vịt bầu Quỳ ở Nghệ An

Vịt bầu Quỳ có đặc điểm mình to, chân thấp, cổ ngắn, thịt thơm, ngọt, béo mà không ngấy. Do nuôi trong môi trường tự nhiên ít được bà con chú ý

02/04/2019
Nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu Nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu

Qua theo dõi, giống Vịt biển 15 - Đại Xuyên có khả năng thích nghi với điều kiện sống vùng ven Đầm Nại.

10/04/2019
Nuôi vịt khép kín Nuôi vịt khép kín

Trong khi nhiều hộ nông dân ít chú trọng tới nuôi vịt đẻ do lo sợ dịch bệnh và thua lỗ thì anh Bùi Văn Thùy có nguồn thu nhập ổn định 160 triệu/năm nhờ nuôi vịt

16/04/2019
Giới thiệu giống vịt Biển Trời Giới thiệu giống vịt Biển Trời

Vịt BT có màu lông tương đối đồng nhất. Vịt dễ nuôi thích nghi được với môi trường nước ngọt, mặn và lợ, năng suất trứng đạt 250 – 260 quả/

06/06/2019
Nuôi vịt siêu thịt bố mẹ V52, V57 Nuôi vịt siêu thịt bố mẹ V52, V57

Để tham gia dự án, yêu cầu các nông hộ phải có kinh nghiệm trong nuôi vịt bố mẹ siêu thịt; đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, chuồng trại, ao hồ chăn thả

11/06/2019