Bệnh Thối Gốc Có Tơ Và Thối Trái Có Hạch

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường tấn công trong điều kiện ẩm độ cao.
Khi bệnh tấn công, ta thấy cây bị héo và chết rất nhanh.
Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường được bao phủ một lớp tơ dày màu trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối nhũn.
Ở trái bệnh thường tấn công giai đoạn trái già đến chín và tấn công từ dưới lên, chỉ tấn công những trái sát mặt đất làm trái bị thối mềm và có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi ta thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Sclerotium sp. gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Làm giàn chống đở cho cây, làm cỏ liếp, tạo điều kiện thoáng khí cho cây.
- Tránh tưới nước vào chiều mát.
- Phun thuốc Anvil 5 SC, Validacin 3 L, Rovral 50 WP, Appencarb supper 50 FL, Benlate 50 WP, Copper B 75 WP, Bonanza 100 SL, ... với nồng độ 0,2 - 0,5% khi thấy bệnh xuất hiện gây hại.
Có thể bạn quan tâm

Vụ cà chua thu đông trồng vào tháng 7-8, thu hoạch tháng 9-11 ở các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc cho thu nhập rất cao. Thâm canh 1 sào Bắc bộ 360m2 cà chua thu đông đạt sản lượng 1-2 tấn cho thu 8-10 triệu đồng.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã thực hiện đề tài xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá cà chua do Ths. Nguyễn Văn Sơn làm chủ nhiệm đề tài.

Cây cà chua thường phát triển thân lá nhiều, vì vậy lượng chất dinh dưỡng cây hút khá cao. Với năng suất 50 tấn quả/ha cà chua lấy đi từ đất150kg N, 40kg P2O5, 300 kg K2O, cùng một lượng đáng kể canxi và magiê.

Anh quyết định thử bảo quản cà chua trong tro và nhận thấy rằng nó hiệu quả hơn hẳn so với những cách mà anh từng thử qua

Cà chua được thu hoạch vào giai đoạn chín sẽ phụ thuộc vào giống, yêu cầu thị trường. Đa số, cà chua được thu hoạch khi bên trong có một vài sắc tố đỏ