Bệnh sương mai hại khoai tây sớm

Trên lá, vết bệnh xuất hiện từ rìa mép rồi lan rộng vào trong kèm theo viền vàng, lá kép phía gốc bị trước.
Gặp điều kiện thuận lợi và không được phun trừ kịp thời, bệnh tiếp tục phát sinh phá hại các bộ phận còn lại của cây.
Bệnh do nấm Phytophthora thuộc bộ nấm sương mai, lớp nấm tảo khuẩn sẵn có trên đồng ruộng và củ giống gây ra.
Phát sinh trên diện tích khoai tây có mầm và vỏ tím lịm nhưng ruột vàng, trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10.
Biện pháp khắc phục: Cần thường xuyên thăm đồng, điều tra và nhận diện được bệnh hại.
Nếu ruộng có 1% khóm chớm bị trở lên, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ bộ phận bị đó và đem đốt tiêu hủy nơi xa.
Đồng thời, phun trừ luân phiên 1 lần theo chu kỳ 2 ngày/lần bằng 2 loại thuốc Daconil 75WG và Dupont Kocide 53,8 DF với chất bám dính HPC.
Cụ thể, 2 gói Daconil 75WG loại 15gr hoặc 30 - 35gr Dupont Kocide 53,8 DF với gói HPC loại 20ml, đem hòa tan trong bình 16 – 18 lít rồi phun đẫm đều cho 7 – 10 thước, phun vào chiều mát không mưa.
Tùy theo tình trạng tốt xấu của từng ruộng, có thể giảm một phần của 30% lượng đạm còn lại nhưng phải thúc đủ số kali định bón, duy trì độ ẩm đất và tưới rãnh, vun gốc theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ. Thách thức càng tăng cao khi yêu cầu kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một mạnh mẽ.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, năm 2014 xuất khẩu thủy sản đạt 7,92 tỉ USD, riêng giá trị xuất khẩu tôm chạm ngưỡng 4 tỉ USD. Bên cạnh những dấu ấn tự hào này, thì ngành nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, trong đó rào cản về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu không giảm mà còn có nguy cơ tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT, thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 16,04 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, trong đó bệnh do vi-rút đốm trắng 1,51 ha, bệnh do môi trường 14,53 ha.

Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Trung ương năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa” tại hồ Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Có thể thu lãi vài trăm triệu đến tiền tỷ chỉ trong khoảng 3 tháng thả nuôi, con số ấy là lực hút khiến không ít hộ dân ở Quảng Ngãi dồn toàn lực để đầu tư vào nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT). Từ đó quy hoạch bị phá vỡ, môi trường bị ô nhiễm và đã không ít hộ trắng tay vì con tôm.