Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định

Nguyên nhân chính là do thời gian qua khi RSBH bùng phát mạnh, ngành Nông nghiệp đã kịp thời phát hiện, phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều biện pháp khống chế, đặc biệt là chiến dịch ra quân tiêu hủy RSBH.
Ngoài ra, hiện nay thời tiết đã bớt nắng nóng và có mưa nên diện tích sắn bị nhiễm RSBH có xu hướng giảm về mật độ và tỉ lệ hại; các ruộng sắn bị RSBH vẫn còn vết bị hại nhưng cây đã ra đọt non.
Để khống chế hiệu quả RSBH, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nên tiếp tục theo dõi, khi phát hiện cây sắn bị nhiễm RSBH cần nhanh chóng thu gom, tiêu hủy triệt để các diện tích sắn bị nhiễm bệnh theo hướng dẫn của ngành và báo cáo cơ quan chức năng gần nhất.
Trước đó, từ tháng 4/2015, bệnh RSBH đã phát sinh, lây nhiễm trên 389ha sắn tập trung ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An…
Có thể bạn quan tâm

Phải khẳng định luôn, ngày nay giống là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác lúa. Nông nghiệp nước ta đã bước sang một giai đoạn mới của sự hội nhập...

Nghệ An đang đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn.

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm, chiếm hơn 40% tổng số lồng nuôi của cả nước. Trong đó, huyện Vạn Ninh có khoảng 10.000 lồng, TP. Cam Ranh hơn 7.000 lồng, TP. Nha Trang khoảng 3.000 lồng...

Hơn 300 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) - chủ yếu là tôm, cá - tại thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (Tuy Phước - Bình Định) bị nhiễm phèn nặng nên người NTTS tại đây thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ.

Theo Sở NN&PTNT, tình hình xuống giống vụ lúa - tôm của nông dân hiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi, xâm nhập mặn…