Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định

Nguyên nhân chính là do thời gian qua khi RSBH bùng phát mạnh, ngành Nông nghiệp đã kịp thời phát hiện, phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều biện pháp khống chế, đặc biệt là chiến dịch ra quân tiêu hủy RSBH.
Ngoài ra, hiện nay thời tiết đã bớt nắng nóng và có mưa nên diện tích sắn bị nhiễm RSBH có xu hướng giảm về mật độ và tỉ lệ hại; các ruộng sắn bị RSBH vẫn còn vết bị hại nhưng cây đã ra đọt non.
Để khống chế hiệu quả RSBH, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nên tiếp tục theo dõi, khi phát hiện cây sắn bị nhiễm RSBH cần nhanh chóng thu gom, tiêu hủy triệt để các diện tích sắn bị nhiễm bệnh theo hướng dẫn của ngành và báo cáo cơ quan chức năng gần nhất.
Trước đó, từ tháng 4/2015, bệnh RSBH đã phát sinh, lây nhiễm trên 389ha sắn tập trung ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An…
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, thanh long đang là cây hái ra tiền của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Mỗi năm, 1 ha thanh long cho lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng, cao gấp 7, 8 lần so với trồng lúa.

Viện Hải dương học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa hoàn thành đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo vệ đa dạng sinh học đầm Nha Phu”, qua đó đánh giá nguồn lợi thủy sản đang suy kiệt nghiêm trọng.

Những ngày đầu xuân mới Quý Tỵ, giá các mặt hàng hải sản tươi sống tại huyện đảo Lý Sơn bất ngờ tăng vọt vì lượng cung không đủ cầu.

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.